Ê buốt răng là một bệnh về răng miệng quen thuộc, thường xảy ra khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn có thể cải thiện và điều trị được. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách chăm sóc răng ê buốt qua bài viết sau của chúng tôi nhé!
Bạn đang đọc: Bệnh về răng: Ê buốt răng – Nguyên nhân và cách chăm sóc?
1. Tìm hiểu hiện tượng ê buốt răng
Hiện tượng ê buốt răng còn được biết đến với tên gọi là răng nhạy cảm. Đây là tình trạng khá phổ biến, biểu hiện là người bệnh cảm thấy đau buốt khi ăn phải một số thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Tuy đây không phải một bệnh lý nghiêm trọng nhưng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau răng, viêm lợi (nướu), viêm nha chu…
Thông thường, một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có một lớp men vô cùng cứng bảo vệ toàn bộ lớp ngà răng và phần lợi sẽ bảo vệ phần chân răng. Khi men răng bị tổn thương (mẻ, nứt, mòn) hay bị tụt lợi sẽ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài. Đây là nơi chứa rất nhiều ống ngà, dẫn trực tiếp đến tủy răng (nơi chứa rất nhiều dây thần kinh, các mạch máu và các mô liên kết của răng). Khi tuỷ răng phải tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố nóng, lạnh hoặc có tính axit… sẽ làm cho các dây thần kinh bị kích động, gây ê buốt.
Hiện tượng ê buốt răng còn được biết đến với tên gọi là răng nhạy cảm.
2. Hiện tượng ê buốt răng do nguyên nhân nào gây ra?
2.1. Đánh răng sai cách gây ê buốt răng
Thói quen đánh răng quá mạnh hay sử dụng bàn chải có lông quá cứng… đều là nguyên nhân khiến lớp men răng bị bào mòn. Từ đó, các phân tử từ thức ăn, nước uống hằng ngày tác động vào tuỷ răng, khiến răng nhạy cảm và trở nên dễ ê buốt.
2.2. Sử dụng nước súc miệng trong thời gian quá lâu
Một số loại nước súc miệng trên thị trường có chứa hàm lượng clo và axit cao. Clo và axit có tính ăn mòn cao, nếu sử dụng trong thời gian dài cũng sẽ làm mòn men răng và làm lộ ngà răng.
2.3. Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường
Một số loại thực phẩm phổ biến có chứa nhiều đường như: đường tinh luyện, bánh kẹo, soda, nước ngọt, mứt, hoa quả sấy… Đây là những món “khoái khẩu” của đám vi khuẩn có hại trong miệng. Chúng ăn đường và tạo ra axit trong miệng, không chỉ gây ê buốt răng mà còn dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Tìm hiểu thêm: Tham khảo viêm nướu răng uống thuốc gì nhanh khỏi
Vi khuẩn có hại trong miệng sẽ ăn đường và tạo ra axit gây mòn răng, ê buốt răng, sâu răng….
2.4. Mắc các bệnh về răng miệng cũng sẽ gây ê buốt răng
– Tụt lợi: Đây là tình trạng thường gặp ở những người mắc bệnh về nha chu, gây lộ ngà răng và chân răng.
– Viêm lợi: Khi mô lợi bị viêm, sưng đau, gây ảnh hưởng đến chân răng.
– Răng bị nứt hoặc mẻ: Những vết nứt hở trên răng chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ. Cùng với các mảng bám từ thức ăn, vi khuẩn sẽ gây viêm nhiễm tủy răng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị áp xe và nhiễm trùng nặng.
2.5. Ảnh hưởng từ các thủ thuật nha khoa
Sau khi thực hiện lấy cao răng, bọc răng sứ hoặc các quy trình phục hình răng khác, răng của chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, hiện tượng ê buốt răng do những thủ thuật này gây ra thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 4 – 6 tuần. Chỉ cần chăm sóc răng đúng cách thì cảm giác ê buốt sẽ biến mất.
3. Chăm sóc và điều trị ê buốt răng như thế nào
Thực hiện đúng các phương pháp bảo vệ và chăm sóc men răng là cách hiệu quả nhất để chăm sóc và điều trị răng ê buốt. Ghi nhớ 6 gợi ý sau để có hàm răng chắc khỏe, bạn nhé:
3.1. Không chải răng quá mạnh
Không phải cứ chải răng thật mạnh mới có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mảng bám trên răng. Sử dụng bàn chải có lông mềm, chảo theo chiều dọc nhẹ nhàng, theo góc 45 độ là cách đánh răng chuẩn khoa học. Cách đánh răng này không chỉ giúp làm sạch răng mà còn đảm bảo lớp men răng không bị mài mòn.
3.2. Dùng kem đánh răng chuyên dụng cho răng ê buốt
Với những người có hàm răng nhạy cảm, dễ ê buốt thì nên tránh các sản phẩm kem tránh răng chứa nhiều clo, chất tạo màu, Sodium Lauryl Sulfate, Triclosan… Nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có lợi cho răng miệng.
3.3. Sử dụng liệu pháp Florua
Bổ sung florua để tăng cường sức khỏe men răng được gọi là liệu pháp florua. Liệu pháp này không chỉ giúp giảm đau và cảm giác ê buốt răng mà còn ngăn ngừa sâu răng. Bổ sung florua để hạn chế sự phân huỷ các axit từ thực phẩm, đồng thời giảm hoạt động của vi khuẩn và tăng khả năng tái khoáng hóa.
3.4. Tránh xa các loại thực phẩm có tính axit
– Tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: soda, nước uống có ga, bánh kẹo ngọt… vì chúng gây mòn men răng, ê buốt răng và sâu răng.
– Nên ưu tiên các loại thực phẩm có khả năng chống axit, ngăn ngừa vi khuẩn “ăn mòn” men răng như: Rau củ quả, phô mai, sữa không đường hay sữa chua nguyên chất…
– Bên cạnh đó, nước bọt cũng có công dụng chống lại vi khuẩn trong miệng. Do đó, uống các loại trà xanh, trà đen hoặc dùng kẹo cao su không đường sẽ giúp tiết ra nước bọt làm sạch răng, ngăn ngừa vi khuẩn.
3.5. Khám răng định kỳ
Tình trạng ê buốt răng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như:
– Teo rút nướu theo tự nhiên
– Bệnh nướu răng
– Nứt răng hay nứt vết trám
Do đó, nếu bạn đang mắc các bệnh về răng miệng thì việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần là hoàn toàn cần thiết. Việc này sẽ giúp bác sĩ điều trị triệt để các bệnh về răng miệng. Nếu những ai không mắc các bệnh răng miệng thì khám nha sĩ định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu tạm biệt tình trạng đau xương mu khi mang thai nhanh chóng
Khám răng định kỳ là cách dễ nhất giúp bác sĩ phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời.
4. Bí quyết phòng tránh ê buốt răng
Một trong những bí quyết quan trọng nhất để phòng tránh răng ê buốt là giữ cho lớp ngà răng không bị lộ ra ngoài. Để vệ sinh ngà răng, chúng ta cần lưu ý:
– Giữ vệ sinh răng miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
– Sử dụng kem đánh răng phù hợp, chứa flour để điều trị sâu răng.
– Hạn chế đồ ăn quá cứng gây nứt, mẻ răng.
– Hạn chế đồ ăn nhiều đường, có tính axit.
Trên đây là những thông tin về tình trạng ê buốt răng. Hy vọng các bạn sau khi đọc xong bài viết này đã hiểu hơn về tình trạng này cũng biết cách chăm sóc và phòng ngừa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.