Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

Rất nhiều người bất ngờ phát hiện mình bị vẹo vách ngăn mũi chỉ khi thăm khám. Nhưng hiểu đây là bệnh gì, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh thì không phải ai cũng biết rõ. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin cơ bản về bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị để giúp bạn yên tâm hơn, bớt sợ hãi khi gặp phải nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

1. Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng của vẹo vách ngăn mũi

Bệnh vẹo vách ngăn mũi là hiện tượng vách ngăn giữa mũi bị lệch sang một bên, khiến cho khoang mũi nhỏ hơn. Trong cấu trúc mũi, vách ngăn được ví như “bức tường” chia đôi khoang mũi, gồm một bộ xương đệm trung tâm và được màng nhầy bao phủ ở mỗi bên. Khi vách ngăn mũi không còn ở chính giữa sẽ gây ra tình trạng khó thở cho người bệnh.

Có 3 trường hợp vẹo vách ngăn mũi đó là:

– Vẹo theo hình chữ C, vách ngăn có thể vẹo bên trái hoặc phải.

– Vẹo theo hình chữ S, vách ngăn vừa vẹo bên trái, vừa vẹo bên phải.

– Gai hoặc mào vách ngăn mũi: gặp nhất là ở phần tiếp giáp của xương và sụn vách ngăn. Gai/mào vách ngăn mũi có thể chạm đến niêm mạc mũi gây chảy máu và tình trạng đau nhức dữ dội cho người bệnh.

Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

Vẹo vách ngăn là tình trạng vách ngăn giữa của khoang mũi bị lệch sang một bên

1.1. Nguyên nhân

Khi được bác sĩ chẩn đoán vách ngăn mũi bị vẹo, phần lớn đều thắc mắc, không biết nguyên nhân do đâu. Một số nguyên nhân chính gây bệnh được chỉ ra đó là:

– Do bẩm sinh: vẹo vách ngăn được phát hiện từ khi trẻ sinh ra do quá trình phát triển bào thai đã nảy sinh ra tình trạng này.

– Do tác động từ chấn thương vùng mặt như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, bạo lực,…

– Do thói quen đưa tay lên quẹt mũi, ấn mũi liên tục khi bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

– Do lão hóa làm thay đổi phần nào cấu trúc mũi.

1.2. Triệu chứng

Hầu hết tình trạng lệch vách ngăn mũi kèm theo triệu chứng mơ hồ, thậm chí một số trường hợp không gây ra triệu chứng. Do đó đừng chủ quan khi xuất hiện các dấu hiệu này:

– Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên mũi.

– Chảy máu cam.

– Đau nhức khu vực vùng mặt xung quanh, đau đầu và đau hốc mắt.

– Khó thở, thở khò khè trong khi ngủ.

Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

Do một bên khoang mũi bị thu hẹp nên khó khăn khi thở, nhất là khi ngủ

– Khô một bên mũi.

– Luân phiên tắc nghẽn giữa 2 bên mũi, khi bên mũi này bị tắc do ứ máu ở cuốn mũi thì bên kia lại thông thoáng.

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì tiếng thở ồn ào.

1.3. Biến chứng

Tuy vẹo vách ngăn mũi không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Nếu không nắm rõ được bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng như:

– Dễ mắc các đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang.

– Khô miệng do không phải thở bằng miệng kéo dài.

– Cảm giác tắc ngẽn trong khoang mũi, rất khó chịu.

– Rối loạn giấc ngủ: ngủ ngáy, ngủ không sâu giấc, khó ngủ.

– Chảy máu cam thường xuyên, với mức độ nặng hơn.

– Nhiễm trùng mũi xoang kéo dài/tái phát nhiều lần.

Tìm hiểu thêm: Nội soi gắp xương cá cho người bị hóc

Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

Chảy máu cam thường xuyên là một trong những biến chứng vẹo vách ngăn mũi

2. Điều trị vẹo vách ngăn mũi như nào hiệu quả

Để điều trị hiệu quả, cải thiện bệnh lý thì bạn cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Bên cạnh khai thác triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để quan sát khu vực bên trong mũi chi tiết hơn. Từ đó giúp chẩn đoán chính xác bạn có bị lệch vách ngăn mũi hay không và đánh giá mức độ nặng – nhẹ của tình trạng này.

2.1. Vách ngăn mũi lệch nhẹ

Đối với tình trạng nhẹ, vách ngăn mũi không bị lệch quá nhiều thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống xung huyết, thuốc kháng sinh histamin và thuốc xịt mũi steroid.

– Thuốc chống xung huyết nhằm giảm sưng ở mô mũi và giúp cho đường thở thông thoáng.

– Thuốc kháng sinh histamin ngăn ngừa các triệu chứng như tắc và chảy nước mũi.

– Thuốc xịt mũi steroid nhằm giảm viêm, giảm tắc nghẽn và thoát dịch ở mũi.

2.2. Vách ngăn mũi lệch quá nhiều

Đối với tình trạng nặng, vách ngăn mũi bị lệch hẳn sang một bên thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Nhằm mục đích sửa lại vách ngăn mũi, đưa vách ngăn vào trung vị – vị trí chính giữa của 2 bên mũi.

Bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị, bạn đã biết?

>>>>>Xem thêm: Viêm họng sốt cao ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người bệnh dễ dàng hít thở hơn

Phẫu thuật thường kéo dài từ 60-90 phút và dưới dạng gây mê.Bác sĩ sẽ cắt vách ngăn và bỏ đi sụn hoặc xương thừa gây lệch vách ngăn. Sau khi loại bỏ sụn thừa, vách ngăn và đường mũi sẽ được nắn thẳng. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng thêm nẹp silicon để nâng đỡ vách ngăn.

Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng thói quen khoa học, tốt cho sức khỏe để ngăn sự tiến triển của bệnh lệch vách ngăn mũi:

– Có đồ bảo hộ phần đầu khi chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…

– Chủ động thăm khám định kỳ để kiểm tra, phát hiện các dị vật trong mũi, các biến chứng vách ngăn.

– Không sử dụng thuốc lá, rượu bia,…

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tránh để bụi bẩn vào mũi gây viêm nhiễm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh vẹo vách ngăn mũi và cách điều trị. Qua đó bạn sớm nhận biết và có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế biến chứng gây hại cho sức khỏe. Vì đây là bệnh khó nhận dạng ngay từ đầu nên bạn hãy duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *