Bệnh viêm dạ dày trào ngược là một trong những bệnh lý dạ dày phổ biến nhất. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm dạ dày trào ngược
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày trào ngược
Khi nói tới nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày trào ngược, phải kể tới chứng cơ thắt thực quản dưới. Các yếu tố làm yếu hoặc gây giãn cơ góp phần gây ra bệnh trào ngược dạ dày – thực quản bao gồm:
– Uống rượu, hút thuốc
– Ăn thức ăn chứa nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sôcôla
– Do ảnh hưởng của các bệnh như béo phì, đái tháo đường, thoát vị hoành
– Do tác dụng phụ của các thuốc chẹn kênh canxi, theophyllin…
– Do quá trình mang thai
Tìm hiểu thêm: Loét dạ dày triệu chứng và các thông tin cần biết
Điều trị bệnh viêm dạ dày trào ngược
Khi nhận thấy dấu hiệu bệnh viêm dạ dày trào ngược, mọi người cần đi khám sớm để được chẩn đoán, chỉ định cách chữa phù hợp, hiệu quả. Bác sĩ thường kê đơn các thuốc đặc trị sau:
– Thuốc điều hoà vận động
+ Metoclopramid: Thuốc có tác dụng lên các lớp cơ ống tiêu hoá, làm gia tăng vận động, thúc đẩy mở môn vị. Điều này dẫn đến làm vơi dạ dày từ đó làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
+ Domperidon: Là thuốc kháng dopaminergic ngoại biên, có tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn dưới thực quản do đó làm tăng sự vơi dạ dày dẫn đến làm giảm trào ngược.
+ Sulpirid: Có tác dụng làm gia tăng trương lực đoạn dưới cơ vòng thực quản, cũng có tác dụng vào hệ thần kinh trung ương như các thuốc ngủ.
+ Metopimazin: Là thuốc chống nôn kháng tiết dopamin, có tác dụng làm thay đổi vận động ống tiêu hoá nhưng không làm tăng sự vơi dạ dày, do đó nó không làm cản trở sự hấp thu tiêu hoá cao của các thuốc phối hợp.
– Thuốc làm giảm tác hại của trào ngược dạ dày
+ Alginat: Acid alginic khi tiếp xúc với HCl sẽ tạo thành một lớp bọt nổi lên trên dịch vị. Trong trường hợp trào ngược nhờ lớp gel này sẽ bảo vệ cho niêm mạc thực quản khỏi bị tác động của acid dạ dày.
+ Dimeticol: giúp bảo vệ niêm mạc.
+ Sucralfat gắn với protein tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày – thực quản chống lại các tác nhân từ dạ dày.
+ Các thuốc kháng acid, thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Những loại thuốc này được chỉ định tùy theo mức độ bệnh, thể hiện qua tình trạng lâm sàng của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: 6 thói quen khiến dân văn phòng đau dạ dày
Hỗ trợ điều trị
Để hỗ trợ cho tác dụng của thuố, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học sẽ góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Các việc cụ thể cần làm như sau:
– Không nên ăn quá nhiều vào mỗi bữa. Tốt nhất nên chia nhỏ thành 4 – 5 bữa mỗi ngày. Không nên ăn đồ ăn quá lỏng.
– Kiêng không sử dụng một số thực phẩm làm giảm trương lực cơ vòng như socola, thuốc lá, cà phê, chất mỡ, nước khoáng có hơi
– Ăn chậm, nhai kỹ, tránh nuốt hơi vào dạ dày
– Tránh dùng các loại thuốc làm giảm trương lực cơ vòng dưới thực quản. Đó là thuốc chứa các thành phần estrogen, progesteron, anticholinergic, barbituric, ức chế calci, diazepam, theophylin.