Bệnh viêm da dị ứng là biểu hiện tổn thương da của một dạng dị ứng. Bệnh có đặc trưng bởi bệnh sử gia đình bị hen, viêm da ở trên 70% trường hợp.
-Xin bác sĩ cho biết bệnh viêm da dị ứng là gì?(Nguyễn Mạnh Hùng – Ứng Hòa, Hà Nội).
Viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng biểu hiện trên da, gây viêm da và ngứa. Đây là một bệnh mãn tính, kéo dài, hay tái phát. Bệnh có thể xảy ra ở da bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở vùng mặt và tay – chân, bệnh có xu hướng bùng phát từng đợt theo chu kỳ, sau đó giảm dần.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm da dị ứng và những thông tin cần thiết
Viêm da dị ứng là tình trạng dị ứng biểu hiện trên da, gây viêm da và ngứa. Đây là một bệnh mãn tính, kéo dài, hay tái phát.
-Các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng là gì thưa bác sĩ?(Vũ Minh Khang – Hải Dương).
Các triệu chứng điển hình của bệnh là da khô và ngứa. Bên cạnh đó, bệnh còn có biểu hiện phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên bàn tay và bàn chân.
-Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dị ứng là gì?(Lê Hoài Đan – Bắc Ninh)
Nguyên nhân gây bệnh phức tạp, trong đó vai trò của gen tương tác với yếu tố môi trường là cơ chế bệnh sinh chính của bệnh. Ngoài ra còn các dị nguyên trong không khí như bọ nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc và một số dị nguyên thức ăn được cho là vai trò chủ yếu trong các đợt cấp của bệnh, đôi khi có bội nhiễm do vi khuẩn chủ yếu như là chủng tụ cầu vàng.
Tìm hiểu thêm: Viêm nang lông là gì? có thể tham khảo những thông tin
Các triệu chứng điển hình của bệnh là da khô và ngứa.
-Bác sĩ ơi! Khi bị viêm da dị ứng có nên gãi hay không?(Phương Vy – Hưng Yên)
Gãi không những không làm giảm cảm giác ngứa mà còn khiến ngứa gia tăng và gây những tổn thương cho da, như: Tấy đỏ, sưng, nứt, rỉ ra chất lỏng trong suốt, tạo vảy, dày da, tróc vảy… Vì vậy, người bệnh nên hạn chế tối ta việc gãi.
–Những ai dễ bị mắc bệnh viêm da dị ứng thưa bác sĩ? (Phương Thảo – Vĩnh Phúc)
Viêm da dị ứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ ai. Những người sống ở thành phố và các khu vực khí hậu khô có nhiều khả năng mắc bệnh.
-Xin hỏi bác sĩ, chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng có khó không?(Trần Văn Minh – Hà Nội)
Không quá khó để chẩn đoán bệnh viêm da dị ứng bởi bệnh có những triệu chứng rất điển hình. Chúng ta có thể chẩn đoán viêm da dị ứng dựa trên: Các triệu chứng bệnh ở bệnh nhân, hỏi về tiền sử gia đình xem có ai bị bệnh này chưa. Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có phương thức xét nghiệm nhất định nào có thể sử dụng để kiểm tra bệnh này. Nhưng bác sĩ chuyên khoa da hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể xét nghiệm xem người bệnh có bị dị ứng hay không.
-Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?(Nguyễn Hà My – Nam Định)
Điều trị viêm da dị ứng có tác dụng tốt nhất khi bệnh nhân, các thành viên trong gia đình và bác sĩ kết hợp cùng nhau. Kế hoạch điều trị được dựa trên: Độ tuổi, triệu chứng, sức khỏe tổng quát của người bệnh. Người bệnh cần phải nghiêm chỉnh tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ đưa ra.
-Những lưu ý trong điều trị bệnh viêm da dị ứng là gì thưa bác sĩ? (Hoàng Thu Huệ – Hà Nội).
Tránh các sang chấn tình cảm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa. Tránh lạm dụng thuốc Corticoid. Không được tự ý chữa trị, tự ý dùng thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Không được bỏ dở việc điều trị…
-Xin hỏi bác sĩ, thuốc dùng trong điều trị viêm da dị ứng gồm những thuốc gì? (Minh Tâm – Bắc Ninh)
Thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm da dị ứng gồm các thuốc: Các loại kem hoặc thuốc mỡ thoa da giúp giảm sưng và giảm phản ứng dị ứng; Thuốc Corticosteroid (Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận); Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra; Thuốc kháng histamine gây buồn ngủ để giúp ngăn mọi người gãi vào ban đêm; Thuốc ức chế hệ miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh vẩy nến da đầu
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế có Chuyên Da liễu chuyên về khám và điều trị các bệnh ngoài da
-Viêm da dị ứng chữa ở đâu tốt?(Phương Hạnh – Hà Nội)
Bạn hãy tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.