Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa với các biểu hiện sốt, sổ mũi, khó thở, khò khè về đêm, ho… Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi nhưng thường dai dẳng và gây nhiều phiến toái, khó chịu cho trẻ. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên là gì? Phải xử trí và phòng bệnh ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Bạn đang đọc: Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gì?
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Đây là tập hợp của nhiều bệnh khác nhau: như viêm mũi, viêm họng, cảm lạnh… Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ thường không quá nghiêm trọng và có thể chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bệnh lan xuống đường hô hấp dưới hoặc chuyển sang mạn tính cần điều trị cho trẻ tại bệnh viện có chuyên khoa Nhi để ngăn ngừa biến chứng.
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa với các biểu hiện sốt, sổ mũi, khó thở, khò khè về đêm, ho…
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Đa phần nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là do virus. Các loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp trên gồm: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn và một số loại nấm… Nhóm virus này gây bệnh bằng cách cư trú ở chất nhầy niêm mạc mũi, họng, xâm nhập vào tế bào niêm mạc, nhân bản rồi phá huỷ tế bào và lây lan sang các tế bào bên cạnh.
Ngoài ra, bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em còn do nhiều nguyên nhân khác nhau như dị ứng với thời tiết, dị ứng với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá, thuốc lào…
Triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Khi bị viêm đường hô hấp trên, trẻ sẽ có những triệu chứng dưới đây:
– Sổ mũi, nghẹt mũi
– Ho và hắt hơi
– Đau họng, khan tiếng
– Mắt đỏ, ngứa, mọng nước
– Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, quấy khóc
– Ớn lạnh và sốt
– Đau đầu, đau mình, đau cơ
Những triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trái rạ và những thắc mắc xung quanh
Có nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp trên khác nhau, vì vậy khi có những dấu hiệu của bệnh, phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp
Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên như thế nào?
Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến viêm đường hô hấp trên. Chính vì vậy, phụ huynh không nên tự ý điều trị ở nhà vì nếu không điều trị đúng bệnh và đúng thuốc, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng hơn và gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị viêm mũi cấp
Với bệnh viêm mũi cấp, nếu bệnh chưa có bội nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị triệu chứng và không cần dùng đến kháng sinh.
– Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, thực hiện hút mũi thường xuyên để giúp đường thở được thông thoáng.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm triệu chứng đau họng.
– Giảm ho bằng thuốc Dextromethorphan, với trẻ dưới 2 tuổi có thể nhỏ bằng dung dịch Phenylephrine 0.25%.
Điều trị viêm xoang cấp
Ở trẻ em, bệnh viêm mũi xoang sẽ được điều trị bằng thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng và sử dụng nước muối sinh lý, nước muối biển sâu để giúp vệ sinh mũi thường xuyên và dẫn lưu chất nhày dễ dàng hơn. Nếu điều trị nội khoa thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện cho trẻ trên 6 tuổi.
Điều trị viêm họng cấp
Đối với nguyên nhân là virus, nguyên tắc điều trị sẽ là điều trị triệu chứng và theo dõi để đề phòng biến chứng. Điều trị triệu chứng sẽ bao gồm hạ sốt, giảm ho, bù điện giải và nước. Đối với nguyên nhân là vi khuẩn, trẻ bắt buộc sẽ phải dùng kháng sinh đồng thời sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Trẻ được theo dõi sức khỏe cẩn thận để đề phòng xảy ra các biến chứng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Nếu chủ quan không điều trị sớm hoặc không điều trị viêm họng đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Điều trị viêm tai giữa cấp
Nguyên tắc điều trị bệnh lý này là dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ xuất hiện những biến chứng. Sau khi điều trị, trẻ cần được khám lại trong vòng 1 – 4 tuần sau điều trị để kiểm tra xem đã hết nhiễm trùng chưa, dịch thoát ra ngoài hết chưa. Nếu có xuất hiện nhiễm trùng tai thì phải xem đó là nhiễm trùng mới hay do diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để từ đó có thể sử dụng thuốc kháng sinh phù hợp.
Ý kiến người bệnh
Chị Nguyễn Thị Nguyệt (32 tuổi, trưởng phòng nhân sự, Hà Nội): “Bé nhà tôi năm nay 3 tuổi, mỗi lần thay đổi thời tiết con thường bị viêm đường hô hấp trên. Từ trước đến giờ tôi vẫn thường khám cho cháu ở bệnh viện Thu Cúc. Các bác sĩ giỏi, nhiệt tình mà con cũng không sợ khám nên bố mẹ cũng yên tâm phần nào. Có một ưu điểm tôi rất thích là các bác sĩ ở đây hạn chế dùng kháng sinh cho trẻ một cách tối đa, thật sự cần thiết mới kê đơn.”
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.