Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn. Vậy, bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? 

Bạn đang đọc: Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

1. Dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có một số triệu chứng, như: Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít; Có cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu; Đau ở bụng dưới và lưng,  nóng rát ở vùng bụng dưới; Khi viêm nhiễm phát triển mạnh lan đến thận và dạ con gây đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn; Nước tiểu có màu khác đi tiểu khó, tiểu rắt, bụng ậm ạch khó chịu.

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu.  Đại đa số các trường hợp do vi khuẩn “Escherichia coli” gây ra (Có khoảng 90% trường hợp là do vi khuẩn E.coli gây ra). Ngoài E.Coli còn có các loại vi khuẩn như: Klebsiella, Proteus, Staphylococcus Saprophyticus.
Viêm đường tiết niệu còn có thể do thấp nhiệt (nóng trong) gây nóng, rát, buốt khi đi tiểu, các đối tượng này thường hay bị tái phát vào mùa hè.
Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: Sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, già yếu, suy kiệt…

3. Giải đáp bệnh viêm đường tiết niệu có gây nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh lý này cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn có tâm lý chủ quan, không điều trị dứt điểm và để bệnh kéo dài. Bên cạnh đó viêm đường tiết niệu cũng rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm, tận gốc. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn trú ngụ ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng nếu người bệnh nhanh chóng tiếp nhận điều trị. Nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay lập tức, tránh để bệnh phát triển, kéo dài hơn nữa.

3.1 Nhiễm trùng tái phát

Viên nhiễm sẽ tái đi tái lại nhiều lần, không khỏi dứt điểm khi người bệnh không điều trị đúng cách và kịp thời. Viêm nhiễm tái phát là người bệnh sẽ có hơn 4 đợt viêm trong vòng 1 năm, hoặc có đến 2-3 đợt viêm nhiễm trong vòng 4-6 tháng.

Nếu sự tồn tại dai dẳng của vi khuẩn trong hệ tiết niệu không được điều trị kịp thời và triệt để, vi khuẩn thậm chí còn đi vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng gây tử vong.

3.2 Viêm thận, suy thận cấp tính – mạn tính

Là những biến chứng nguy hiểm trả lời cho câu hỏi bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Hệ lụy này xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược dòng lên thận hình thành nên các ổ viêm tại nhu mô thận. Từ đó dẫn đến chức năng hoạt động của thận bị suy giảm, độc tố bị tích tụ lại, gây ra nhiều hơn nữa những ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu tình trạng viêm thận, suy giảm chức năng thận kéo dài cùng với sự tấn công ngày càng mạnh mẽ của vi khuẩn có thể dẫn đến hệ quả suy thận vĩnh viễn hay phải cắt bỏ thận.

Tìm hiểu thêm: Điều trị sỏi thận ứ nước và những lưu ý cần biết

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Suy giảm chức năng thận, thậm chí phải cắt bỏ thận là biến chứng nguy hiểm nếu viêm đường tiết niệu không được điều trị kịp thời và toàn diện

3.3 Suy giảm chất lượng tình dục ở nam và nữ

Viêm đường tiết niệu còn là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới. Lý do là bởi ở nữ giới viêm đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng đau nhói bụng dưới, đau âm ỉ ở âm đạo, tiểu buốt, tiểu rắt, nam giới thấy đau khi cương dương, xuất tinh thậm chí có lẫn máu. Thậm chí ở nam giới còn có thể mắc viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn di chuyển lên và gây ra bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này ở nam giới.

3.4 Biến chứng thai kỳ

Trong trường hợp đang mang thai, mắc nhiễm trùng đường tiết niệu là trường hợp vô cùng nguy hiểm cho cả thai phụ và em bé. Viêm nhiễm nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng ối, tăng nguy cơ vỡ ối sớm, sinh non…

4. Điều nên làm khi được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu?

Khi được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu, tùy theo mức độ viêm, tiền sử bệnh, bệnh lý liên quan và tình trạng sức khỏe chung mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với một liệu trình có thời gian phù hợp.

Sử dụng thuốc kháng sinh là một biện pháp chủ lực để kháng vi khuẩn, tiêu diệt triệt để vi khuẩn đang có trong hệ tiết niệu người bệnh. Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến liệu trình sử dụng thuốc để không gặp tình trạng kháng thuốc và tái khám định kỳ theo đúng hướng dẫn.

Ngoài ra, sau đợt dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng nên duy trì một số giải pháp thực hiện hàng ngày để giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm như:

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể, bổ sung chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có nhiều lợi khuẩn…

– Không nên nhịn tiểu, vệ sinh vùng kín đúng cách, quan hệ tình dục an toàn, không nên tắm bồn…

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser có thực sự an toàn?

Duy trì thói quen uống 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận tăng bài tiết nước tiểu để tống vi trùng ra ngoài, hạn chế lây nhiễm ngược dòng.

5. Kết luận

Trên đây là các thông tin giải đáp viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, và lời khuyên cho người bệnh khi được chẩn đoán mắc viêm đường tiết niệu. Có thể thấy viêm đường tiết niệu không chỉ gây đau rát, khó chịu cho người bệnh mà còn dễ dẫn đến những nguy hiểm như viêm thận, bể thận, áp xe thận và nặng nề hơn có thể gây suy thận, nhiễm trùng huyết và nhiều hậu quả nặng nề khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *