Viêm đường tiết niệu đang là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó vẫn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiểu rắt,…và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để có thể tự trang bị thêm các kiến thức nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, mời các bạn theo dõi một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm đường tiết niệu trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân và cách điều trị
Tầm quan trọng của đường tiết niệu trong cơ thể chúng ta.
Như chúng ta đã biết, đường tiết niệu bao gồm các bộ phận: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Bệnh về đường tiết niệu chính là bệnh viêm nhiễm tại đường tiết niệu mà nguyên nhân chính là do các vi khuẩn có hại. Vi khuẩn xâm nhập vào bàng hoặc thận rồi sẽ gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các cơ quan trong đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu là gì?
-
Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra đang là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
- Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn E.coli gây ra đang là một căn bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Viêm đường tiết niệu xảy ra khi đường tiết niệu của chúng ta bị viêm nhiễm chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây nên. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ truyền nhiễm, đứng thứ hai chỉ sau nhiễm trùng đường hô hấp.
Tuy nhiên, vì cấu tạo sinh lý ở nữ giới đặc biệt khác với nam giới, niệu đạo ngắn hơn nên khả năng nhiễm trùng ở nữ giới cao hơn nam giới.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Đối với từng đối tượng sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, với những dấu hiệu khác nhau như:
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu với nữ giới:
-
Tìm hiểu thêm: Sỏi nội thành bàng quang là sỏi gì và cách điều trị
Viêm đường tiết niệu thường dễ gặp ở nữ giới hơn nam giới.
- Nhiễm trùng bàng quang: chủ yếu do vi khuẩn E.coli gây ra.
- Nhiễm trùng niệu đạo: theo cấu tạo sinh lý niệu đạo nữ giới ngắn hơn nam giới vì thế niệu đạo sẽ rất gần với âm đạo, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập vào và gây bệnh.
- Phụ nữ mãn kinh: do thay đổi độ pH trong nước tiểu, niêm mạc âm đạo và niệu đạo mỏng hơn người trẻ tuổi nên dễ mắc bệnh hơn.
- Thói quen sinh hoạt: quan hệ tình dục không lành mạnh, không sử dụng các biện pháp phòng chống an toàn, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nhịn tiểu,…
- Sử dụng các loại băng vệ sinh không phù hợp
- Nóng trong: cũng có thể gây viêm đường tiết niệu hay gặp vào mùa hè do ăn, uống các chất nóng gây nóng trong và cơ thể chưa đáp ứng để đào thải kịp thời.
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu với nam giới:
- Nhiễm trùng bàng quang: 80% do vi khuẩn E.coli gây ra, hoặc cũng có thể do các loại nấm như nấm Chlamydia,…Có thể bạn chưa biết, các loại vi khuẩn này sẽ làm viêm nhiễm các cơ quan của hệ tiết niệu bởi chúng xâm nhập vào đường sinh dục rồi đi lên thận và bàng quang.
- Phì đại tuyến tiền liệt: bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như tiểu són, tiểu rắt,..do tuyến tiền liệt kích thước tuyến tiền liệt của nam giới tăng lên chèn ép niệu đạo, khiến nước tiểu khó có thể loại bỏ ra ngoài.
- Thói quen sinh hoạt: quan hệ không lành mạnh, vệ sinh không đúng cách,…
- Nóng trong: sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…và sử dụng các thực phẩm gây nóng.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu
Đối với từng đối tượng bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau:
- Sốt: sốt cao, sốt âm ỉ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Đây cũng là một yếu tố cho thấy cơ thể người bệnh bị tác động bởi các yếu tố gây viêm.
- Tiểu buốt, tiểu khó: nếu tình trạng nặng hơn có thể tiểu ra máu, ra mủ, do vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng đường tiểu khiến người bệnh có cảm giác đau buốt khi đi tiểu.
- Đau bụng vùng thắt lưng: xuất hiện những cơ đau âm ỉ kéo dài hoặc đau vùng thắt lưng
Điều trị viêm đường tiết niệu
Điều trị bằng thuốc kháng sinh thường là biện pháp được chỉ định đầu tiên. Sử dụng loại thuốc nào, trong thời gian bao lâu tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh.
Viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ
Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu. Thông thường các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên người bệnh có thể vẫn tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trong 1 tuần hoặc kéo dài hơn. Việc điều trị này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được quá lạm dụng thuốc nhưng cũng không được tùy ý ngưng sử dụng. Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để giảm bớt đau rát khi đi tiểu.
Viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên
Với trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến nghị điều trị như:
- Kháng sinh liều thấp ban đầu trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
- Một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục nếu bệnh viêm đường tiết niệu liên quan đến vấn đề này.
Viêm đường tiết niệu mức độ nặng
Trường hợp viêm đường tiết niệu mức độ nặng, người bệnh có thể sẽ được điều trị bằng tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.
Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng một số loại thực phẩm để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn như: nước rau mùi tây, giấm táo, vitamin C, lô hội, nước râu ngô…
>>>>>Xem thêm: Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ: nguyên nhân, triệu chứng
Hiện nay phương pháp nội khoa để điều trị viêm đường tiết niệu được áp dụng khá phổ biến.
Hệ lụy của bệnh viêm đường tiết niệu
- Đối với phụ nữ đang mang thai có thể dẫn tới sinh non, sảy thai. Còn đối với nam giới có thể gây viêm tinh hoàn, làm tắc ống dẫn tinh,…
- Viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở nữ giới
- Không chỉ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt mà còn làm giảm ham muốn trong chuyện vợ chồng vì sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời sẽ gây các bệnh về thận: viêm thận, bể thận, suy thận mạn tính,…
- Gây hẹp niệu đạo
- Sức đề kháng cơ thể suy giảm.
Khắc phục viêm đường tiết niệu bằng cách nào?
- Mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, tránh mắc phải những căn bệnh không mong muốn
- Cần có lối sống lành mạnh, có thói quen sinh hoạt tốt, vệ sinh cá nhân đúng quy định.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các phương pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Tuyệt đối không được nhịn tiểu, vì như vậy sẽ tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm tăng nguy cơ co thắt bàng quang.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày và ăn đủ các chất bổ sung dinh dưỡng để cơ thể đào thải các chất cặn bã một cách hiệu quả nhất.
- Giảm stress và tránh các chất kích thích tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh
- Nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng bất thường để được khám và điều kịp thời.
Các biện pháp chẩn đoán viêm đường tiết niệu.
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện các tế bào cũng như xác định các loại vi khuẩn có trong nước tiểu.
- Xét nghiệm cấy vi khuẩn: xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Nội soi bàng quang: nếu bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu tái phát, bác sĩ sẽ sử dụng một ống sonde dài, mỏng có máy quay ở phía đầu để xác định được niệu đạo và bàng quang của người bệnh.
Hy vọng những thông tin viêm đường tiết niệu trong bài đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này để chủ động phòng tránh, điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.