Viêm gan A có chữa được không là thắc mắc của không ít bệnh nhân. Ở Việt Nam bệnh khá phổ biến và dễ lây lan qua các con đường khác nhau do điều kiện vệ sinh kém. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này để có câu trả lời chính xác.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm gan A có chữa được không? Cách phòng ngừa
1. Viêm gan A là gì?
Viêm gan A do virus Hepatitis A Virus thường viết tắt là HAV. Virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan, suy giảm chức năng gan.
Đây là bệnh lây nhiễm truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa và hệ bài tiết. Nguồn nước bị ô nhiễm, thực phẩm nhiễm virus nhưng chưa được nấu kỹ tạo điều kiện cho virus sinh sôi.
Bệnh thường gặp ở các vùng nhiệt đới, những nước kém phát triển do có điều kiện vệ sinh còn ít được quan tâm, đầu tư. Có đến 90% người trưởng thành nhiễm virus viêm gan A ít nhất một lần trong đời.
Viêm gan A là bệnh dễ lây nhiễm
2. Nguyên nhân bệnh Viêm gan A
Virus viêm gan A hay còn gọi là virus HAV là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Chúng thường sống trong môi trường đất, nước, thức ăn, đồ uống, vật dụng sinh hoạt cá nhân, đồ dùng trong gia đình,…
Đối với những người mắc bệnh, virus thường tồn tại nhiều nhất trong phân, nước tiểu và nước bọt. Chất thải của người bệnh nếu không được tập trung xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường xung quanh gây lây lan bệnh.
Những con đường lây lan của virus HAV bao gồm:
– Ăn thức ăn, đồ uống chế biến bởi người bị nhiễm bệnh.
– Không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng.
– Sử dụng nước ở nguồn nước ô nhiễm, chưa được làm sạch.
– Ăn các loại ốc, sò sinh sống ở ao tù, nước bẩn.
– Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, chung sống với người bệnh viêm gan A.
– Quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus mà không sử dụng bao cao su.
3. Triệu chứng bệnh Viêm gan A
Một số bệnh nhân khi mắc viêm gan A không có triệu chứng rõ rệt nên dễ bị bỏ qua. Thường khoảng từ 2 đến 6 tuần sau khi cơ thể bị virus tấn công sẽ có một số biểu hiện:
– Màu da trên cơ thể có sắc vàng: Chân tay, mặt,…
– Có màu vàng ở lòng trắng mắt.
– Phân bạc màu, có màu xám.
– Nước tiểu có màu nâu, vàng sẫm.
– Thường có cảm giác đau bụng không rõ nguyên do.
– Ngứa ngáy khắp tay chân, toàn cơ thể.
– Thường hơi sốt nhẹ về chiều.
– Ăn uống không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Viêm gan A có chữa được không? Các triệu chứng thường gặp
4. Cách chẩn đoán virus viêm gan A
Nếu chưa có những dấu hiệu bệnh viêm gan A như đã liệt kê ở trên thì có thể thực hiện các xét nghiệm. Phương pháp này giúp phân biệt được viêm gan A với nhiều nguyên nhân khác .
– Xét nghiệm chỉ số men gan ALT và AST.
– Kiểm tra lượng Bilirubin máu tăng.
– Xét nghiệm IgM anti-HAV (+) trong viêm gan A cấp tính.
– Xét nghiệm IgG anti-HAV (+) có giá trị bảo vệ và xác định tình trạng nhiễm viêm gan A trước đây.
– Sinh thiết gan.
5. Viêm gan A có chữa được không?
Các trường hợp viêm gan A thường có triệu chứng nhẹ. Không giống viêm gan B, virus viêm gan A không gây ra viêm gan mãn tính. Thời gian phát bệnh không kéo dài quá 6 tháng và hiếm khi gây chết người. Bệnh nhân tử vong do viêm gan A thường do có nhiều bệnh lý nền về gan, mật,…
Người bị viêm gan A sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để loại bỏ virus HAV. Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị viêm gan A mà thường sử dụng các loại thuốc có tính hỗ trợ, bảo vệ gan. Cơ thể người bệnh có thể tự đào thải được virus sau khoảng 2 tuần đến một tháng mà không cần nhập viện điều trị.
Bệnh nhân có thể ở nhà uống thuốc, tự chăm sóc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phục hồi. Sau khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có chất đề kháng tự nhiên để chống lại bệnh viêm gan A suốt đời. Như vậy ta đã có được câu trả lời cho câu hỏi: “Viêm gan A có chữa được không?”
Tìm hiểu thêm: Viêm gan siêu vi E Nếu không được điều trị
Viêm gan A có chữa được không? Câu trả lời là có thể chữa đượ.
6. Cách phòng ngừa bệnh Viêm gan A
Viêm gan A có chữa được không? Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc rễ của bệnh. Phác đồ điều trị chính là đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tổn thương gan. Các phương pháp phòng chống bệnh viêm gan A hiệu quả.
6.1 Bệnh viêm gan A có chữa được không? Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp điều trị bệnh hiệu quả
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thật kỹ cùng nước trong ít nhất 20 giây. Đặc biệt là trước và sau khi chế biến đồ ăn, đi vệ sinh.
– Đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch sẽ.
– Chất thải của người bệnh cần được tiêu hủy, xử lý tốt để không lây lan ra cộng đồng.
– Virus viêm gan A thường bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao vì vậy nên nấu chín thức ăn. Hạn chế ăn đồ sống, chưa được nấu chín.
– Ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu đạm, vitamin, giảm mỡ động vật. Tăng cường trái cây và rau củ.
– Tránh sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe,..
– Không uống các loại thuốc chuyển hóa gan, gây suy giảm chức năng gan.
– Nên nghỉ ngơi đầy đủ tránh dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng hoạt động.
– Thăm khám bệnh thường xuyên, định kỳ để phát hiện bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe.
– Tuyệt đối không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân cùng người có bệnh như: Bàn chải, khăn mặt, khăn tắm, bát cốc,…
6.2 Viêm gan A có chữa được không? Tiêm vắc xin là lựa chọn tốt nhất
Vắc xin có thể giúp phòng ngừa viêm gan A. Nếu tiêm đủ liều sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus an toàn và hữu hiệu. Các đối tượng nên tiêm chủng vắc xin chống viêm gan A do các cơ quan y tế khuyến cáo:
– Trẻ em trên 1 tuổi
– Người sống hoặc đi du lịch tới các khu vực có tỷ lệ nhiễm viêm gan A cao: Vùng Trung, Nam Mỹ và các nước châu Phi.
– Bệnh nhân bị viêm gan B, viêm gan C hoặc có các bệnh lý nền viêm gan mãn tính.
– Quan hệ đồng tính nam
– Người làm trong môi trường có khả năng lây nhiễm bệnh cao như: Nghiên cứu về vắc xin viêm gan trong các phòng thí nghiệm, làm trong nhà hàng, bếp ăn tập thể,…
– Bị bệnh máu chảy không đông ( rối loạn đông máu).
– Từng tiếp xúc trực tiếp với người có bệnh.
– Những người nghiện hút thuốc: Thuốc lá, thuốc lào,…
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh viêm tụy cấp
Tiêm vắc xin là cách phòng tránh viêm gan A hiệu quả.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đủ thông tin để không còn băn khoăn về việc viêm gan A có chữa được không. Viêm gan A là căn bệnh không quá nghiêm trọng. Nếu điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ đồng thời xây dựng nếp sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.