Bệnh viêm gan B cấp tính nên và không nên ăn gì?

Để phục hồi bệnh viêm gan B cấp tính, song song với việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm nên và không nên ăn, người bệnh cần lưu ý để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm gan B cấp tính nên và không nên ăn gì?

1. Nhóm thực phẩm người viêm gan B cấp tính nên ăn

1.1. Thực phẩm giàu đạm

Bệnh viêm gan B cấp tính nên và không nên ăn gì?

Thực phẩm nhiều đạm tốt cho người viêm gan B cấp tính

Các thực phẩm chứa nhiều đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa…

Đạm đóng vai trò quan trọng và rất cần thiết cho cơ thể. Mọi quá trình hoạt động của cơ thể con người đều cần sự có mặt của đạm. Với người mắc viêm gan B cấp tính, đạm cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể của người bệnh.

1.2. Thực phẩm chứa nhiều vitamin tốt cho người viêm gan B cấp tính

Vitamin có nhiều trong trái cây, táo, bí đỏ, cà chua…

Vitamin giúp hệ miễn dịch của cơ thể phát triển tốt hơn. Hệ miễn dịch được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng khả năng hỗ trợ điều trị viêm gan B.

1.3. Thực phẩm dễ tiêu

Thực phẩm dễ tiêu có thể kể đến như sữa chua, canh, cháo, súp,…

Khi bệnh viêm gan B khiến chức năng gan suy giảm, người bệnh nên ưu tiên nhóm thực phẩm dễ tiêu bởi chúng giúp gan không phải làm việc quá tải.

1.4. Rau củ quả

Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị giun chui ống mật bằng cách nào?

Bệnh viêm gan B cấp tính nên và không nên ăn gì?

Rau củ quả chứa nhiều vitamin và chất xơ

Nhóm thực phẩm này cung cấp vitamin và chất xơ. Tuy nhiên vitamin trong rau củ lại dễ bị mất đi trong quá trình chế biến, vì vậy việc quan tâm tới cách chế biến để bảo toàn lượng vitamin này cũng cần lưu ý.

1.5. Thực phẩm có hàm lượng tinh bột vừa phải

Đây là nhóm thực phẩm rất tuyệt vời cho người viêm gan B mà bạn cần bổ sung. Bởi chúng chứa nhiều năng lượng giúp cơ thể cải thiện tình trạng viêm gan B của bạn.

Nhóm thực phẩm này bao gồm bột mì, gạo tẻ, đâu tương, đậu đen, đậu xanh…

2. Nhóm thực người viêm gan B cấp tính không nên ăn

2.1. Nội tạng

Nội tạng động vật có chứa hàm lượng cholesterol cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng hoạt động của gan khi nhiễm viêm gan B cấp tính như giảm quá trình lọc thải độc tố, cản trở bài tiết mật, khó chuyển hoá hết chất béo, dễ gây gan nhiễm mỡ biến chứng xơ gan.

2.2. Thực phẩm quá nhiều đạm 

Thịt bê, ba ba,… những thực phẩm này tuy rất giàu đạm  nhưng lại có tính nóng và khó tiêu hoá. Người bị viêm gan B nên tránh dùng những loại thực phẩm này.

2.3. Tôm và các loại cá biển không tốt cho người viêm gan B cấp tính

Mặc dù nguồn thực phẩm này rất giàu chất đạm nhưng cũng chứa nhiều cholesterol và thuỷ ngân, khiến gan phải làm việc nhiều hơn để chuyển hoá hết các chất này cũng như lọc thải độc tố.

2.4. Măng – Nhân sâm

Măng giàu chất xơ nhưng chứa độc tố có hại cho gan. Đồng thời măng khó tiêu hoá và có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hoá tại gan. 

Nhân sâm làm tăng nhiệt độ cơ thể, trong khi nhiệt độ của người bị viêm gan B luôn có xu hướng tăng. Vì vậy người mắc viêm gan B ăn nhân sâm thì nguy cơ bị xuất huyết nội rất cao.

2.5. Các món nhiều dầu mỡ

Bệnh viêm gan B cấp tính nên và không nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng tới chức năng gan

Lượng chất béo trong các món này thường rất dồi dào gây ảnh hưởng tới chức năng gan vì khi gan bị tổn thương sẽ không chuyển hoá tốt chất béo dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Vì vậy người bị viêm gan B không nên sử dụng những món này.

2.6. Rượu, bia

Không phải ai uống nhiều bia rượu cũng đều mắc các bệnh lý về gan. Tuy nhiên phần lớn người bị ung thư gan đều uống nhiều bia rượu. Trong khi đó viêm gan B chính là nền tảng phát triển thành ung thư gan. Người mắc viêm gan B càng uống nhiều bia rượu thì gan càng phải làm việc nhiều, từ đó tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan.

Trên đây là những thực phẩm nên và không nên ăn cho người viêm gan B cấp tính. Hy vọng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *