Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả điều trị các bệnh lý về gan, trong đó có viêm gan B. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Để hỗ trợ phác đồ điều trị, người bệnh viêm gan B không nên ăn gì?
Bạn đang đọc: Bệnh viêm gan B không nên ăn gì? 8 gợi ý hàng đầu
1. Vai trò của chế độ ăn uống đối với bệnh viêm gan B
Gan là “nhà máy chế biến” với chức năng biến đổi thực phẩm thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Do đó, chế độ ăn có mối liên hệ mật thiết đến chức năng hoạt động của gan. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh sẽ gây áp lực lên gan, khiến chức năng gan bị tổn hại. Cũng chính vì vậy, khi gặp các vấn đề về gan như viêm gan B, chế độ ăn uống khoa học được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh tự nhiên, mang lại hiệu quả khả quan.
2. Người mắc bệnh viêm gan B không nên ăn gì?
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, người nhiễm viêm gan B cần tránh các loại thực phẩm sau đây.
2.1. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các món nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, như các món chiên xào gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ béo phì. Với những người mắc viêm gan B, những thực phẩm này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục của gan.
Người bệnh cần lưu ý hạn chế đồ ăn chiên xào, thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật. Các loại dầu thực vật phổ biến và được ưa chuộng hiện nay là dầu đậu nành, dầu mè, dầu ô liu,…
Người bệnh viêm gan B không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật
2.2. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật bao gồm các cơ quan như: tim, gan, dạ dày, ruột,… Chúng tích tụ các chất độc chưa được phân giải hết. Các món ăn chế biến từ nội tạng động vật sẽ tạo gánh nặng cho gan khi dung nạp vào cơ thể và có nguy cơ dẫn tới ngộ độc gan.
Thêm vào đó, các món ăn từ nội tạng chứa lượng cholesterol lớn, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan khi đã nhiễm virus viêm gan B (HBV). Các tác động xấu thường gặp là: cản trở bài tiết mật và quá trình lọc thải độc tố, quá trình chuyển hóa chất béo diễn ra không hoàn toàn.
2.3. Bệnh viêm gan B không nên ăn gì – Đồ ăn cay nóng
Khả năng thải độc của gan sẽ bị suy giảm nếu sử dụng thường xuyên các món ăn chứa nhiều ớt, tiêu, sa tế, mù tạt,… Các thực phẩm cay nóng cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục của gan do tổn thương mà HBV gây ra.
Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày – đại tràng, táo bón,… Người bệnh cần hạn chế đồ ăn cay nóng trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
2.4. Thực phẩm giàu chất đạm và có tính nóng
Thịt dê, thịt chó, lòng đỏ trứng gà chính là những thực phẩm như vậy. Ở người bệnh viêm gan B, HBV tấn công gây tổn thương gan. Điều này khiến gan gặp khó khăn trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong nguồn thực phẩm trên. Gan làm việc quá tải khiến tình trạng tổn thương càng trở nên trầm trọng. Người bệnh còn có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
2.5. Thực phẩm chứa nhiều đường
Tiêu thụ lượng đường quá mức cho phép sẽ cản trở hoạt động của gan, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất tại gan. Người bệnh viêm gan B cần hạn chế sử dụng các thực phẩm ngọt như kẹo, bánh kem,…
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về dinh dưỡng sán lá gan
Ăn nhiều đồ ngọt gây hại cho gan, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề liên quan tới chuyển hóa
2.6. Người bệnh viêm gan B không nên ăn gì – Thực phẩm nhiều muối
Các món ăn mặn chứa nhiều muối như xúc xích, dăm bông, đồ ăn nhanh không tốt cho người mắc viêm gan B. Chúng không chỉ khiến gan bị ứ nước, sưng phù mà còn gây tích nước ở các chi.
2.7. Hải sản
Tôm, cua, mực,… là các loại hải sản rất giàu đạm, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này, gan sẽ chịu áp lực lớn, làm việc quá tải. Đặc biệt ở những người nhiễm HBV bị dị ứng hải sản, dấu hiệu dị ứng sẽ trầm trọng hơn so với người bình thường.
>>>>>Xem thêm: Sán lá gan lây truyền qua con đường nào và cách phòng tránh
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị viêm gan B
2.8. Nhân sâm
Đây là một loại dược liệu quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên nhân sâm lại có tính nóng, không tốt cho người bệnh viêm gan B. Khi dung nạp vào cơ thể, chúng làm tăng nguy cơ xuất huyết trong và khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
3. Lưu ý về chế độ ăn uống cho người bệnh viêm gan B
Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm kể trên, người bệnh cũng cần chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng như sau:
– Đảm bảo chế độ ăn cân bằng, đủ chất, không nên ăn kiêng quá mức để tăng cường sức khỏe.
– Tránh xa rượu bia, thuốc lá các chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia độc hại,…
– Không ăn các thực phẩm bị cháy, thức ăn có dấu hiệu nhiễm khuẩn, ôi thiu hoặc nước uống ô nhiễm.
– Cẩn trọng khi dùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, không lao động quá sức cả về thể chất và tinh thần.
– Tập thể dục thể thao vừa sức, vận động mỗi ngày với các bài tập như dưỡng sinh, yoga, đi bộ, bơi lội,…
Như vậy câu hỏi “người bệnh viêm gan B không nên ăn gì?” đã được giải đáp trong bài viết này. Hãy xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, không sử dụng các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị viêm gan B.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.