Bệnh viêm gan C khá nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của mọi người. Giống như hầu hết các bệnh viêm gan khác, viêm gan C thường diễn ra âm thầm trong nhiều năm. Khi phát hiện ra thì người bệnh thường đang ở giai đoạn nặng. Vì vậy việc hiểu rõ về viêm gan C rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm gan C – Những điều bạn cần biết
1. Viêm gan C là gì? Các nguyên nhân gây bệnh
Bệnh viêm gan C thuộc nhóm bệnh viêm gan vì vậy cũng sẽ có một số đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh tương tự các bệnh viêm gan khác. Ngoài ra chúng cũng có những dấu hiệu đặc trưng riêng.
1.1 Định nghĩa viêm gan C
Bệnh viêm gan C được định nghĩa là bệnh lý khi các tế bào gan bị viêm nhiễm do các loại virus gây ra hoặc do các tác nhân khác. Viêm gan C là căn bệnh có mức tử vong cao do bệnh thường diễn biến trong âm thầm. Thường khi phát hiện ra thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính với nhiều biến chứng đánh lo ngại. Mặc dù khá nguy hiểm nhưng do không phổ biến bằng viêm gan B nên bệnh vẫn còn ít được quan tâm.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây ra viêm gan C là do virus Hepatitis C hay thường được viết tắt là HCV. Chúng là loại virus RNA mạch đơn. Virus hoạt động bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua đường máu rồi tấn công vào gan. Tại đây virus sinh sôi làm cho gan biến dạng, giết hết các tế bào gan và hủy hoại chúng.
Bệnh viêm gan C do nhiều nguyên nhân gây ra
2. Triệu chứng của viêm gan C
Virus viêm gan C tấn công cơ thể và ủ bệnh trong khoảng 2 tháng rồi mới bắt đầu khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C đều không có triệu chứng lâm sàng. Cho tới khi có các dấu hiệu như: Mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa,…thì bệnh đã ở mức nặng. Một số trường hợp bệnh nhân còn cảm thấy đau cơ, đau khớp, có hiện tượng vàng da , rụng tóc,…
Những dấu hiệu trên khá thường gặp nên đa phần người bệnh thường không chú ý mặc dù khi này gan đã bị thương tổn nặng. Có một số trường hợp bệnh toàn phát trong một thời gian rồi tự hết. Tuy nhiên số đó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong những người bị mắc viêm gan. Lý giải cho điều này là vì những người mắc viêm gan có sức đề kháng cao nên cơ thể có thể chống chọi và tự đào thải được virus. Ngoài một số trường hợp may mắn kể trên thì đa phần những người mang virus viêm gan C sẽ dần chuyển sang viêm gan mãn tính. Mốc đánh giá viêm gan mãn tính là sau 6 tháng mắc bệnh. Đây là mốc quy ước chứ không phải tiêu chuẩn bắt buộc.
3. Đánh giá khả năng lây lan của bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan nói chung và virus viêm gan C nói riêng là bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể dễ dàng lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Con đường lây phổ biến của viêm gan C là qua đường máu. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh là do dùng chung bơm kim tiêm hoặc các vật dụng tương tự xuyên qua da để tiêm thuốc.
– Các nhân viên y tế, bác sĩ bị đâm kim có chứa virus HCV
– Những người làm việc trong phòng thí nghiệm, bệnh viện,…thường xuyên tiếp xúc với máu
– Truyền từ mẹ sang con khi mẹ nhiễm bệnh (Nếu có điều kiện, trước khi mang thai nên xét nghiệm các bệnh về viêm gan).
– Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…
– Quan hệ tình dục không lành mạnh với những người có virus viêm gan C.
– Có một số quan điểm cho rằng viêm gan C có thể lây truyền khi bị muỗi hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có bằng chứng chính xác cho trường hợp này.
Do viêm gan C không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh thường không nhận thức được mình đã nhiễm bệnh. Họ không có ý thức phòng tránh nên vô tình để lây lan ra cộng đồng. Việc này rất nguy hiểm vì nếu bệnh lây lan nhanh sẽ rất khó để kiểm soát.
Đường máu là con đường lây nhiễm viêm gan C chủ yếu
4. Các biến chứng
Một số bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng. Viêm gan C cũng như vậy. Một trong số các biến chứng thường xảy ra như:
4.1 Xơ gan do bệnh viêm gan C
Biến chứng thường gặp nhất của viêm gan C chính là xơ gan. Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi uống nhiều rượu mới bị xơ gan. Thực tế là bất cứ thương tổn nào của gan xảy ra trong nhiều năm đều có thể hình thành mô sẹo gây xơ gan. Quá trình hình thành các mô xơ sẽ kéo dài trong khoảng 20 tới 30 năm gây ra xơ gan. Xơ gan nếu không điều trị sẽ dễ dẫn tới suy gan.
Virus tấn công các tế bào khỏe mạnh tạo thành những vết sẹo, mô xơ trên khắp bề mặt gan. Chúng làm cản trở dòng chảy của máu qua gan. Máu khó lưu thông mà ứ đọng trong các tĩnh mạch của hệ tiêu hóa.
Giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy ăn uống không ngon miệng, suy nhược cơ thể, thi thoảng có cảm giác đau vùng bụng bên phải. Dấu hiệu khác của xơ gan là tăng áp tĩnh mạch cửa. Đây là nơi giúp vận chuyển máu giữa gan và hệ tiêu hóa gây xuất huyết đường tiêu hóa.
4.2 Suy gan
Suy gan là biến chứng cấp độ nặng hơn của xơ gan. Khi các mô sẹo hình thành quá nhiều gây ảnh hưởng tới chức năng của gan. Suy gan có các dấu hiệu nghiêm trọng như: Vàng da, vàng mắt, cơ thể sưng phù, bí tiểu, chướng bụng. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu khác lạ cần đặt hẹn để thăm khám ngay. Tuyệt đối không nên chủ quan vì gan có phục hồi được hay không là do quá trình phát hiện và điều trị bệnh sớm.
4.3 Ung thư gan
Biến chứng nặng và nguy hiểm nhất của viêm gan C chính là ung thư gan. Khi bị nhiễm viêm gan C thì nguy cơ ung thư gan sẽ cao gấp 12 lần so với những người khỏe mạnh. Theo số liệu thực tế thì những người bị xơ gan có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Bên cạnh đó thì việc lạm dụng đồ uống có cồn, hút thuốc lá, mắc bệnh béo phì,…cũng làm gia tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: Tăng men gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Ung thư gan là biến chứng nặng nề nhất của viêm gan C
4.4 Các biến chứng khác
Virus viêm gan C không chỉ làm tổn thương đến gan mà chúng còn ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể. Khi bị bệnh, cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại virus. Các kháng thể gây ra phản ứng đến các cơ quan khác như: Thận bị thương tổn, đau khớp, da mẩn đỏ, tê, ngứa,…Viêm gan C cũng là nhân tố gây tăng khả năng nhiễm bệnh đái tháo đường, trầm cảm,…
5. Bạn nên làm gì khi đã mắc bệnh viêm gan C?
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm và dễ lây lan gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì cơ hội khỏi bệnh cũng rất khả quan. Người bệnh cần tìm đến bác sĩ để nhận được những lời tư vấn chính xác.
5.1 Chữa bệnh viêm gan C bằng thuốc
Chưa có loại thuốc đặc trị bệnh viêm gan. Hiện nay cách điều trị bệnh viêm gan C là dùng thuốc để ức chế sự sinh sôi của virus. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với loại thuốc và liều lượng phù hợp. Để tránh xảy ra biến chứng thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Không nên tùy ý thay đổi liều lượng, loại thuốc. Lưu ý: Bệnh nhân cần uống hết thuốc theo kê đơn của bác sĩ, không nên dừng uống khi thấy bệnh đã thuyên giảm. Sự tùy tiện trong thực hiện chữa bệnh sẽ khiến bệnh không thể khỏi mà còn gây khó khăn cho quá trình điều trị tiếp theo.
5.2 Ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Người bệnh khi ăn uống theo chế độ phù hợp sẽ có sức khỏe và sức đề kháng tốt hơn để chống lại bệnh tật. Người bệnh không nên kiêng khem quá mức mà nên ăn uống đa dạng, bổ dưỡng. Thực đơn hàng ngày cần cân bằng giữa các nhóm chất béo, đường, đạm, vitamin, khoáng chất,…Bên cạnh đó bệnh nhân cần hạn chế bổ sung quá nhiều cholesterol xấu từ thức ăn chiên rán, lòng đỏ trứng gà, gan, nội tạng động vật. Khi bị mắc viêm gan C khả năng bài tiết của mật hoạt động kém nên không thể chuyển hóa hết chất béo làm gan bị thương tổn trầm trọng.
5.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì những thói quen không lành mạnh có thể gây hại cho gan cần được từ bỏ. Người bệnh không nên thức khuya, kiêng uống rượu bia, bổ sung đủ chất xơ để hạn chế táo bón, không ăn thực phẩm đã hết hạn. Chú ý không nên nhịn tiểu vì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Những lưu ý trên thực sự có ý nghĩa góp phần làm giảm sự phát triển của bệnh.
Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao giúp máu được tuần hoàn để nuôi dưỡng cơ thể. Đồng thời cơ thể toát mồ hôi sẽ giúp các độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể.
Để chữa viêm gan C cần phối hợp nhiều cách điều trị cùng một lúc
6. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm gan C hiệu quả
Viêm gan C hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa giống viêm gan A và B vì vậy mọi người cần lưu ý các con đường lây nhiễm bệnh để tự phòng ngừa cho bản thân.
Tránh tiếp xúc với máu của người nhiễm virus viêm gan C
Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm, kim xăm, đồ dùng cá nhân,…
Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
Sử dụng tinh chất S. Marianum và Wasabia (Wasabia Japonica) do Đức và Nhật Bản phát hiện ra. Wasabi chứa isothiocyanates giúp kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình thải độc gan nhờ tổng hợp phân tử protein. Ức chế virus để tế bào Kupffer không phải hoạt động quá mức. S. Marianum chứa hoạt chất Silibinin có tác dụng kìm sự kích hoạt của Kupffer làm chậm quá trình tổn thương gan. Hai chất này kết hợp với nhau giúp tăng khả năng thải độc của gan, giữ gan luôn khỏe mạnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan B lây qua đường ăn uống không?
Sử dụng tinh chất Wasabi sẽ góp phần hạn chế sự phát triển của virus và tăng đề kháng cho gan
Bệnh viêm gan C tuy dễ lây nhiễm và nguy hiểm nhưng nếu không may mắc bệnh bạn cũng không nên quá lo lắng. Điều cần làm là tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kèm theo thay đổi nếp sinh hoạt lành mạnh để kìm hãm sự phát triển của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.