Viêm khớp là một trong những bệnh xương khớp nhiều người mắc phải. Trong đó, vùng xương đầu gối dễ bị tổn thương do phải hoạt động nhiều, chịu nhiều lực tác động. Bệnh viêm khớp gối gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm khớp gối: nguyên nhân và triệu chứng cảnh báo
1. Bệnh viêm khớp gối và thông tin tổng quan
Bệnh viêm khớp gối xảy ra khi những mảnh xương sụn đầu gối trở nên bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau liên tục làm tính đàn hồi của phần sụn suy giảm, gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Những trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm sẽ khiến bệnh tiến triển nặng, có nguy cơ dẫn đến thoái hóa rất cao. Bên cạnh đó, nếu áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp, người bệnh rất dễ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Có nhiều loại viêm khớp khác nhau nhưng ảnh hưởng đến đầu gối nhất có thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp sau chấn thương.
1.1. Thoái hóa khớp gối
Đây là hiện tượng hao mòn và mất dần sụn khớp, sụn bị phá vỡ dẫn đến triệu chứng đau, viêm. Theo một số thông kê, đây là dạng viêm khớp gối phổ biến nhất và có thể ảnh hưởng đến các khớp khác.
1.2. Viêm khớp dạng thấp ở đầu gối
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn dịch cụ thể hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh ở một số khớp trong đó có đầu gối. Điều này gây viêm màng hoạt dịch xung quanh khớp gối.
1.3. Viêm khớp gối sau chấn thương
Tiền sử chấn thương hoặc chấn thương ở đầu gối có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm khớp. Tổn thương dây chằng đầu gối làm cho khớp kém ổn định, thậm chí dẫn đến bào mòn sụn theo thời gian.
Viêm khớp đầu gối gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh
2. Nguyên nhân gây viêm khớp gối cần biết
2.1. Bệnh viêm khớp gối xảy ra sau chấn thương
Các công việc đặc thù phải ngồi xổm, quỳ hay nâng tạ trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Những người thường xuyên thực hiện những động tác trên có nguy cơ bị đau khớp gối rất cao.
Ngoài ra, những vận động viên thể thao dễ gặp các chấn thương ở vùng đầu gối. Khi bị chấn thương, người bệnh cần có cách chăm sóc sức khỏe đặc biệt để ngăn ngừa tổn thương khớp gối tái phát.
2.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tới màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn gây ra tình trạng đau khớp, cứng khớp. Nếu không điều trị sớm, bệnh có biến chứng thành biến dạng khớp, dính khớp.
2.3. Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do một số yếu tố khác gồm:
– Tai nạn
– Vận động quá sức
– Chế độ ăn uống thiếu chất
– Thói quen ngồi xổm
Các cơn đau thường xuất hiện tại mặt trước và trong của khớp gối. Khi người bệnh gấp, duỗi chân sẽ xuất hiện tiếng lạo xạo, lụp cụp. Cơn đau đặc biệt tăng lên khi vận động, đi lại trong thời gian dài.
2.4. Loãng xương
Tuổi càng cao, xương khớp dễ bị thoái hóa, nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng tăng cao. Viêm khớp gối là bệnh lý khó tránh khỏi ở nhóm người cao tuổi. Do chức năng tạo sụn và chất nhờn tại khớp ngày càng suy yếu.
3. Triệu chứng cảnh báo của viêm khớp gối
3.1. Đau nhức là biểu hiện bệnh viêm khớp gối
Các cơn đau nhức do viêm khớp thường diễn ra âm ỉ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể khởi phát đột ngột. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Khi bệnh tiến triển nặng, triệu chứng đau nhức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
3.2. Sưng đỏ quanh khớp
Tình trạng sưng đỏ quanh khớp xảy ra do sự tích tụ chất lỏng quá mức do viêm, làm khớp sưng tấy lên. Người bệnh dùng tay đặt lên vùng xung quanh khớp sưng có thể cảm nhận được sự ấm nóng.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh hồng ban nút
Cần thăm khám khi cơ thể xuất hiện triệu chứng sưng đỏ quanh khớp, hạn chế vận động
3.3. Cứng khớp
Cứng khớp gối làm người bệnh khó đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bạn có thể cảm nhận tình trạng cứng khớp rất rõ sau khi không vận động hoặc sau khi thức dậy vào sáng sớm. Cách cải thiện tình trạng này là nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối.
3.4. Khó cử động khớp gối
Khi lớp sụn bảo vệ đã bị ăn mòn, người bệnh cảm thấy đau dữ dội khi vận động thậm chí khi thực hiện các hoạt động đơn giản như đi lại, duỗi hay gập đầu gối. Nếu không được điều trị, tầm vận động của khớp gối bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều trở ngại, khó khăn trong sinh hoạt.
4. Cảnh báo biến chứng của bệnh lý viêm khớp gối
Viêm khớp gối khiến các chức năng vận động của người bệnh giảm sút theo thời gian. Bệnh ở giai đoạn đầu nế không được phát hiện sớm và điều trị sớm sẽ trở nên nguy hiểm, kéo theo nhiều biến chứng như:
– Teo cơ
– Biến dạng khớp
– Dính khớp
– Thấp khớp cấp
– Gây tổn thương van tim, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
– Tàn phế
>>>>>Xem thêm: Điều trị viêm khớp nhiễm trùng sao cho hiệu quả?
Siêu âm khớp gối là phương pháp chẩn đoán có ý nghĩa quan trọng với bệnh lý này
5. Phương pháp điều trị viêm khớp gối phù hợp với tình trạng bệnh
Mục tiêu của điều trị bệnh viêm khớp gối là giảm đau nhức, tăng khả năng vận động cho người bệnh. Hiện nay, một số phương pháp điều trị này bao gồm:
– Giảm cân nếu người bệnh thừa cân, béo phì. Điều này giúp giảm đau đồng thời hạn chế tăng áp lực lên đầu gối.
– Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp khớp ổn định và đem đến cảm giác dễ chịu.
– Sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp thuốc giảm đau nếu cơn đau xuất hiện dày đặc, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Các loại thuốc, liều lượng uống cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để đảm bảo an toàn.
– Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên phương pháp này cần kết hợp với việc sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
– Khi bệnh chuyển nặng, người bệnh không còn đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, mục đích duy trì khả năng hoạt động của khớp gối.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về tình trạng viêm khớp gối. Chuyên gia lưu ý khi có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.