Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những bệnh phổ biến nhất thuộc nhóm bệnh đường tiêu hóa. Viêm loét dạ dày gây nên những cơn đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

1. Bệnh viêm loét dạ dày

1.1. Cơ chế hình thành viêm loét

Lớp niêm mạc bên trong dạ dày có chứa các tế bào tạo ra dịch vị có tính axit cao để tiêu hóa thức ăn (thành phần tấn công) và các tế bào tiết ra lớp nhầy và bicarbonat giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi dịch vị (thành phần bảo vệ).

Trong trường hợp cơ chế bảo vệ dạ dày không được thực hiện đúng vai trò hoặc thành phần tấn công tăng tiết axit phá vỡ sự cân bằng khiến lớp nhầy bảo vệ bị tấn công và bào mòn. Điều này sẽ gây tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tới lớp niêm mạc, lâu dần dẫn đến hình thành những ổ viêm loét ăn sâu. Đây cũng là cơ chế hình thành bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa không thể chủ quan.

1.2. Nguyên nhân bệnh viêm loét dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày nhưng sẽ gồm những nguyên nhân chính sau đây:

– Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP xâm nhập và khu trú tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Hoạt động của vi khuẩn HP sẽ dần phá hủy lớp bảo vệ và dẫn tới các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.
– Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống thất thường không đúng bữa; Ăn uống vô độ, lúc no, lúc đói; Ăn nhiều đồ ăn chua, cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ; Ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc,… là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
– Lạm dụng các loại thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như ibuprofen, aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.

– Stress, căng thẳng kéo dài: Người bị stress quá độ sẽ gây ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày.

– Do hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia: Hoạt động này sẽ sản sinh ra chất nicotine. Nicotine sẽ gây kích thích để tiết ra nhiều cortisol – đây chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

1.3. Triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày

Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày thường gặp là đau vùng thượng vị âm ỉ, có khi đau như chuột rút, cảm giác nóng rát, quặn thắt ở dạ dày và thường đau sau khi ăn. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:

– Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu;

– Cảm giác buồn nôn, nôn;

– Ợ hơi, ợ chua, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị;

– Rối loạn tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Chứng ợ nóng: hiểu lầm và sự thật

Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đau bụng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày.

2. Chẩn đoán viêm loét dạ dày

Người bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm loét dạ dày cần chủ động thực hiện thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán đúng bệnh. Hiện nay, việc chẩn đoán viêm loét dạ dày có thể thực hiện theo các phương pháp gồm có:

– Xét nghiệm vi khuẩn HP: Xác định HP để tìm ra nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bằng cách xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc test hơi thở.

– Nội soi dạ dày – tá tràng: Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán chính xác loét dạ dày tá tràng. Nội soi cho phép bác sĩ trực tiếp quan sát tình trạng lớp niêm mạc dạ dày, từ đó xác định chính xác vị trí ổ loét, tình trạng và mức độ loét cũng như phát hiện các biến chứng nếu có. Đặc biệt, thông qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành can thiệp lấy mẫu test vi khuẩn HP, làm sinh thiết mô bệnh học xác định tính chất ác tính của tổn thương.

Bệnh viêm loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh co thắt tâm vị

Nội soi là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa.

 

3. Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Điều trị viêm loét dạ dày cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Thông thường, các trường hợp viêm loét dạ dày sẽ ưu tiên điều trị nội khoa. Người bệnh thực hiện theo đúng đơn kê và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết cho người mắc bệnh về dạ dày. Người bệnh dạ dày nên ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá nhiều chất kích thích, không ăn cay, quá nóng, không nên ăn nhiều chất béo, không ăn quá no, không được để dạ dày trong tình trạng trống kéo dài…

Các bác sĩ còn nhấn mạnh, người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối không được uống rượu, bia hay hút thuốc lá. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc, nhất là với các thuốc giảm đau, chống viêm mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh viêm loét dạ dày cần kết hợp với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress kéo dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *