Bệnh viêm manh tràng: Cách chẩn đoán và điều trị

Sự xuất hiện của những tổn thương gây viêm trên niêm mạc manh tràng được gọi là bệnh viêm manh tràng. Bệnh có thể được phát hiện qua một số chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng. Phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật được chỉ định trong điều trị viêm manh tràng, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm manh tràng: Cách chẩn đoán và điều trị

1. Khái niệm, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh viêm manh tràng

1.1. Bệnh viêm manh tràng là gì?

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về manh tràng – một phần quan trọng của ống tiêu hóa. Đây là phần thô và ngắn nhất nằm ở đầu đại tràng, rộng ngang khoảng 7.5cm. Manh tràng nối liền đại tràng với hồi tràng của ruột non. Vị trí của manh tràng là ở hố chậu phải, nửa ngoài bên trên dây chằng bẹn.

Viêm manh tràng là một trong số các bệnh lý thường gặp tại đường ruột. Đây là tình trạng có những vết viêm, tổn thương trên niêm mạc manh tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh lý này gây ra viêm màng ở đường tiêu hóa, dẫn đến triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng.

Bệnh viêm manh tràng: Cách chẩn đoán và điều trị

Viêm manh tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý này. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy yếu tố nguy cơ chính của bệnh là một số loại vi khuẩn, môi trường sống, gen di truyền và chế độ ăn uống hàng ngày.

1.2. Bệnh viêm manh tràng gây ra biến chứng nào?

Viêm manh tràng là một trong các bệnh lý phổ biến tại đường tiêu hóa. Lúc này, niêm mạc manh tràng xuất hiện những vết viêm, tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể:

– Tắc ruột: Các vết viêm có kích thước nhỏ và nông ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, vết viêm sẽ dẫn đến các ổ loét, lan rộng và ăn sâu hơn vào các lớp thành ruột. Chúng có thể tạo thành sẹo làm xơ cứng bề mặt ruột, hẹp đường ruột, từ đó dẫn đến tắc ruột.

– Thủng ruột: Đây là hậu quả do vết viêm loét quá sâu gây nên. Thủng ruột có thể làm lây nhiễm tình trạng viêm tại manh tràng sang các cơ quan khác. Ngược lại, những vi khuẩn có hại cũng có thể xâm nhập vào trong ruột.

– Ung thư đại tràng: Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chính là ung thư đại tràng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

2. Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm manh tràng

Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng với mức độ nặng hoặc nhẹ. Một số các triệu chứng điển hình của bệnh lý này có thể kể đến như:

– Đau bụng vùng hố chậu phải. Triệu chứng đau bụng có thể kèm sốt cao 39 – 40 độ C. Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp.

– Tình trạng đau bụng trở nên nặng hơn ngay sau bữa ăn. Cơn đau giảm đi sau khi đại tiện.

– Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi.

– Đại tiện phân lỏng hoặc phân không thành khuôn, ngoài ra phân có thể lẫn máu.

– …

Các triệu chứng kể trên có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài một khoảng thời gian nhất định. Đáng chú ý, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần, các triệu chứng thuyên giảm tiếp tục tái phát và dễ trở thành mạn tính.

Người bệnh nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu bất thường trên đây cũng như bất kỳ biển hiện lại nào liên quan đến đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh viêm manh tràng: Cách chẩn đoán và điều trị

Một trong những dấu hiệu thường gặp của viêm manh tràng là đau bụng vùng hố chậu phải

4. Chẩn đoán bệnh viêm manh tràng

Các phương pháp thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh lý này bao gồm:

– Nội soi đại tràng;

– Siêu âm ổ bụng;

– Chụp X-quang;

– Chụp cắt lớp vi tính CT.

Trong đó, phương pháp có hiệu quả chẩn đoán cao và được ứng dụng phổ biến hàng đầu là nội soi đại tràng. Với phương pháp này, ống nội soi có gắn camera và đèn sẽ được bác sĩ đưa qua hậu môn vào đại tràng và đến manh tràng. Camera đầu ống nội soi sẽ ghi lại hình ảnh trực tiếp lớp niêm mạc, giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương nếu có tại manh tràng cũng như ống tiêu hóa dưới.

Từ hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Đặc biệt, hiệu quả chẩn đoán còn được nâng cao hơn nữa nhờ các công nghệ nội soi tiến tiến tại Thu Cúc TCI. Nổi bật là công nghệ nội soi cao cấp MCU và nội soi ánh sáng dải tần hẹp NBI 5P.

Bệnh viêm manh tràng: Cách chẩn đoán và điều trị

>>>>>Xem thêm: Tặng 30% nội soi dạ dày đại tràng không đau cho bé

Nội soi đại tràng là giải pháp tối ưu phát hiện bất thường tại manh tràng và đường tiêu hóa dưới

5. Giải pháp điều trị bệnh viêm manh tràng

Viêm manh tràng được điều trị bằng hai phương pháp chính gồm: điều trị nội khoa và điều trị bằng phẫu thuật.

Phương pháp nội khoa là hướng điều trị được áp dụng trong phần lớn trường hợp bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh lý này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các loại thuốc điều trị triệu chứng, duy trì giai đoạn thuyên giảm của bệnh và phòng ngừa các biến chứng. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa uy tín.

Trong khi đó, phương pháp phẫu thuật được áp dụng với các trường hợp người bệnh có các biến chứng như: chảy máu không cầm được, có lỗ rò giữa ruột và cơ quan khác, nhiễm khuẩn, thủng ruột.

Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ. Đồng thời người bệnh cần chú ý dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đây là các yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Trên đây là các thông tin về triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm manh tràng. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Thêm vào đó, việc duy trì thói quen khám tiêu hóa định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý đường tiêu hóa nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *