Bệnh viêm mũi dị ứng có thể nói là một trong những bệnh đường hô hấp phổ biến nhất và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Không chỉ gây ra các triệu chứng đau đầu, mất ngủ dẫn đến kém tập trung, tắc mũi kéo dài còn khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng lâu ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như sinh hoạt thường ngày.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm mũi dị ứng có điều trị được không?
Nguy hiểm hơn, nếu như không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như: Viêm xoang, viêm phế quản, viêm màng não… Vậy viêm mũi dị ứng có điều trị được không và cách điều trị như thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp bạn nhé!
1. “Thủ phạm” gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc ở bên trong mũi bị viêm, nguyên nhân xuất phát từ việc người bệnh hít phải các dị nguyên như: Bụi, khói, lông tơ… Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường rất khó chịu và dai dẳng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ trở lạnh đột ngột, bệnh thường có xu hướng gia tăng mạnh.
Lí giải về nguyên nhân gây bệnh, theo các chuyên gia, bệnh thường gặp chủ yếu là ở người bệnh có cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm gia tăng gây viêm mũi dị ứng có thể bao gồm:
– Tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm
Việc người bệnh tiếp xúc thường xuyên với những môi trường ô nhiễm có chứa nhiều chất độc hại sẽ làm gia tăng nguy cơ bị dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần đề phòng với một số tác nhân gây bệnh khác như: Lông động vật, phấn hoa, nước hoa…
– Thời tiết thay đổi đột ngột
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, thân nhiệt chưa được điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của môi trường sẽ gây ra viêm mũi dị ứng. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, mưa nhiều và không khí ẩm thấp
– Do dị ứng với một số loại thực phẩm như: Sữa, trứng, hải sản…
Viêm mũi dị ứng cũng có thể là hệ quả của một số dị ứng như sữa, trứng, các loại hải sản, các loại đậu. Triệu chứng ban đầu thường là các biểu hiện ngoài da như sưng nề, mẩn đỏ hoặc mề đay gây ngứa ngáy.
– Dị ứng với hóa dược phẩm, chủ yếu là thành phần của thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mũi khi sử dụng có thể đem đến tác dụng phụ không mong muốn, trong số đó có viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc như: Đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày…
Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý xảy ra khi lớp niêm mạc ở bên trong mũi bị viêm do người bệnh hít phải các dị nguyên
2. Triệu chứng nhận biết viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng có 2 loại là: dị ứng có chu kỳ và không có chu kỳ.
2.1. Bệnh viêm mũi dị ứng theo chu kỳ
Với viêm mũi dị ứng có chu kỳ thường xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng bởi thời điểm này, thời tiết mới bắt đầu thay đổi, nồng độ phấn hoa và bào tử ở trong không khí cũng tăng mạnh khiến cho niêm mạc mũi dễ bị kích ứng. Ở viêm mũi có chu kỳ thường xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như sau:
– Ngứa và cay ở trong mũi, hắt hơi, chảy nước mũi liên tục
– Ho, đau họng, ngứa dữ dội ở vòm họng
– Cay mắt, chảy nước mắt, ngứa ở mắt phải thường xuyên đưa tay dụi
2.2. Bệnh viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ
Nhìn chung, các triệu chứng của viêm dị ứng không theo chu kỳ khá tương đồng với loại có chu kỳ, thế nhưng điểm khác biệt ở đây là bệnh không phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.
Ngoài ra, các dấu hiệu ban đầu thường khó nhận biết, đôi khi người bệnh không có triệu chứng mà chỉ hắt hơi nhẹ vài cái. Thời gian về sau, bệnh chuyển biến nặng dần với những dấu hiệu tương tự như loại có chu kỳ.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như ù tai, nhức đầu hoặc đau nặng đầu, thậm chí trường hợp nặng hơn còn đi kèm theo biểu hiện rối loạn khứu giác.
3. Viêm mũi dị ứng điều trị được không?
Hiện nay, viêm mũi dị ứng vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm mà chỉ tập trung làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà, tuy nhiên đừng quên rằng trước khi thực hiện bất cứ biện pháp điều trị nào thì cũng cần phải có sự cho phép của các bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Quy trình kỹ thuật lấy dị vật tai tại bệnh viện
Điều trị viêm mũi dị ứng hiện nay chủ yếu sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng
Thông thường đối với bệnh viêm mũi dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như:
– Nhóm thuốc kháng histamin:
Đây là có tác dụng ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H1 của histamin, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm mũi dị ứng gây ra.
– Một số loại thuốc xịt mũi
Trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc xịt mũi để làm giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Mỗi ngày, người bệnh có thể xịt từ 2 đến 4 lần để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là thuốc chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang cho con bú hoặc bệnh nhân bị viêm tắc ruột, nhiễm khuẩn lao…
– Nhóm thuốc co mạch
Nhóm thuốc co mạch thường được bác sĩ khuyên dùng kèm theo nhóm thuốc kháng histamin để có tác dụng giảm phù nề, chấm dứt tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, khó thở…
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc co mạch, người bệnh cần lưu ý đến một số tác dụng phụ như: Tức ngực, huyết áp tăng, choáng váng, chán ăn, buồn nôn, tay chân run lạnh… Do đó, thuốc chống co mạch thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng huyết áp cao, tiểu đường, hoặc các bệnh mạch vành.
Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng do bội nhiễm nấm men hoặc vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số nhóm thuốc kháng để hỗ trợ kiểm soát bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu có các hiện tượng buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày.
3. Lưu ý quan trọng dành cho người bệnh viêm mũi dị ứng
Đối với những người mắc viêm mũi dị ứng, một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để cải thiện bệnh hiệu quả. Cụ thể, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:
– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
– Đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm gây kích ứng
– Hạn chế tiếp xúc với lông động vật như chó, mèo vì đây là tác nhân hàng đầu gây dị ứng
Trên thực tế, không ít người thường chủ quan vì quan niệm viêm mũi dị ứng không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên trái lại, viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị triệt để sẽ rất dễ gây biến chứng như: Viêm xoang mạn tính, viêm thanh quản, viêm tai giữa… Do đó, bạn cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Nên cắt Amidan khi nào thì tốt cho sức khoẻ?
Chuyên Khoa Tai Mũi Họng – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ thăm khám và điều trị được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng
Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ Tai-Mũi-Họng đầu ngành có chuyên môn cao hơn 30 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thiết bị hiện đại, tân tiến được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài sẽ giúp cho các bác sĩ có thể “vươn dài cánh tay” về kỹ thuật, đảm bảo việc thăm khám và điều trị của khách hàng đạt kết quả tốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.