Bệnh viêm phổi ở trẻ em là mộ trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp, đây nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi, trẻ sinh non và suy dinh dưỡng.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phổi ở trẻ em là mộ trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây viêm phổi ở trẻ em là do vi khuẩn, trong đó loại vi khuẩn phế cầu là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, ngoài ra hemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae….
Trẻ nhiễm viêm phổi do Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus cúm, virus hợp bào hô hấp, á cúm, adenovirus….
Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm.
Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ em
Dấu hiệu có giá trị cao nhất giúp nhận biết bệnh viêm phổi ở trẻ em là thở nhanh. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, theo phân loại của WHO như sau:
Nhịp thở của trẻ lớn hơn hoặc bằng 60 lần/phút đối với trẻ nhỏ 2 tháng tuổi
Nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 50lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng – 12 tháng tuổi và
Nhịp thở lớn hơn hoặc bằng 40 lần/phút đối với trẻ từ 1-5 tuổi .
Tìm hiểu thêm: Chữa viêm phế quản bằng mật ong hiệu quả không?
Đối với những trẻ bị viêm phổi nặng sẽ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Để phát hiện dấu hiệu này cần nhìn vào phần dưới lồng ngực (1/3 dưới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu phần mềm giữa xương sườn hay vùng trên xương đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
Sốt cao là một triệu chứng thường gặp.
Trẻ thường khò khè có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do mycoplasma. Trẻ có triệu chứng đau bụng, đau ngực, phập phồng cánh mũi, bú kém, thở rên.
Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán, hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc, phòng bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
Cách phòng tránh viêm phổi ở trẻ nhỏ
Để phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ cần lưu ý:
>>>>>Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn trong sáu tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trẻ được 18 – 24 tháng. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.
- Người chăm sóc trẻ phải giữ vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với trẻ, giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm bảo vệ trẻ, chống lại các mầm bệnh gây viêm phổi, tiêu chảy và các bệnh khác. Luôn khử sạch không khí ô nhiễm trong nhà, đặc biệt là khói từ các bếp lò
- Phụ huynh cần chú ý theo dõi dấu hiệu xuất hiện ở trẻ, tránh việc đưa trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (sốt cao, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp), gây khó khăn cho quá trình điều trị, thậm chí dẫn tới tử vong không đáng có ở trẻ.
- Cho trẻ tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại sự nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng phế cầu khác nhau.
Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của trẻ, tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát theo dõi từng dấu hiệu của trẻ, đảm bảo cho trẻ đi khám, điều trị kịp thời.