Viêm phổi thùy là bệnh lý gây tổn thương tổ chức phổi. Bệnh thường sẽ khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể trở thành mạn tính và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm bệnh viêm phổi thùy là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm phổi thùy là gì? Nguyên nhân gây bệnh
1. Bệnh viêm phổi thùy là gì?
Viêm phổi thùy là một dạng của bệnh viêm phổi với sự xuất hiện tổn thương ở phế nang, tổ chức liên kết kẽ và tiểu phế quản tận cùng.
Giống như các loại viêm phổi khác, viêm phổi thùy có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, thường những người có cơ địa yếu như người già, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người mắc các bệnh phổi khác sẽ dễ mắc bệnh này hơn. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và có nguy cơ phát triển thành dịch.
Virus là nguyên nhân gây 80 – 90% tổng số ca mắc bệnh.
2. Nguyên nhân gây viêm phổi thuỳ
Viêm phổi thùy là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra. Các nguyên nhân chính gây viêm phổi thùy là:
2.1 Vi khuẩn
Tiêu biểu là phế cầu khuẩn, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu vàng, Friedlander (Klebsiella pneumoniae), Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn kị khí như Fusobacterium, hoặc là các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch… Các thống kê cho thấy đây là nguyên nhân gây ra 80 – 90% các trường hợp viêm phổi thùy.
2.2 Virus
Virus cúm (Influenza virus), virus sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn… cũng là tác nhân gây viêm phổi thùy.
2.3 Nấm
Phổ biến nhất là các loại: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus…
2.4 Ký sinh trùng
Gồm amíp, giun đũa, sán lá phổi…
2.5 Hóa chất
Các loại hóa chất độc hại như xăng, dầu, acid,… có thể gây hại và gây ra bệnh viêm phổi cấp.
2.6 Các nguyên nhân khác
+ Ảnh hưởng của bức xạ
+ Các bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan
+ Các vấn đề về phổi như tắc phế quản do u phế quản phổi, ứ đọng, bệnh phổi tắc nghẽn như COPD, hen phế quản…
+ Thời tiết lạnh
+ Nằm lâu do điều trị dài ngày
+ Gù, vẹo cột sống
3. Triệu chứng của viêm phổi thuỳ
Viêm phổi thùy thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng:
– Sốt cao 39-40 độ C, rét run, sốt dao động trong ngày
– Đau tức ở ngực, khó thở nhẹ, mạch nhanh
– Ho khan
– Toàn trạng mệt mỏi
– Gầy sút cân
– Chán ăn, buồn nôn
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đầy đủ và rõ ràng hơn ở giai đoạn toàn phát. Đến thời kỳ này, khi khám sẽ thấy rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm hoặc mất, có tiếng thổi.
Tìm hiểu thêm: Chuyển mùa tạo thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển
Sốt cao là một triệu chứng nhận diện bệnh.
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi thùy
4.1 Phương pháp chẩn đoán viêm phổi thùy là gì?
Khi thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín thay vì tự ý dùng thuốc vì điều trị không đúng có thể làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Thông qua các triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, sinh hoạt, các bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh và những chỉ định cận lâm sàng phù hợp.
Các phương pháp cận lâm sàng thường dùng để chẩn đoán bệnh này gồm:
– Xét nghiệm máu: Nếu xét nghiệm máu cho thấy lượng bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng, tốc độ máu lắng cao thì nhiều khả năng bạn đã nhiễm vi khuẩn, virus. Ngoài ra, soi tươi và cấy đờm có thể tìm thấy phế cầu, có khi cấy máu có phế cầu.
– X-quang tim phổi: Ở người mắc bệnh này, kết quả X-quang thường cho thấy một đám mờ của một thùy phổi, có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong rốn phổi.
4.2 Cách điều trị viêm thùy phổi thùy là gì?
Thông thường, nếu sức đề kháng của người bệnh tốt, có phương pháp điều trị sớm và đúng thì bệnh sẽ thoái lui sau 7 – 10 ngày. Ngược lại, nếu không điều trị hay điều trị không đúng, sức đề kháng quá kém thì bệnh sẽ nặng dần, thậm chí đe doạ tính mạng.
Các biến chứng của viêm phổi thùy gồm: suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, áp-xe phổi, tràn dịch, mủ màng phổi, màng tim…
Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
– Điều trị triệu chứng
Bằng cách dùng thuốc hạ sốt, thuốc giãn phế quản, các loại thuốc ho và long đờm, đảm bảo thông khí… các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện.
– Điều trị nguyên nhân
Đối với các trường hợp bệnh do virus, cần cho người bệnh dùng kháng sinh sớm, đúng loại, đủ liều. Bên cạnh đó cần tiến hành đo phế cầu, liên cầu, đo tụ cầu vàng, đo Hemophillus influenza, đo Klebsiella pneumonia, đo vi khuẩn kỵ khí, đo hóa chất…
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, cần nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển. Người thân nên chăm sóc người bệnh với chế độ ăn dễ tiêu, đảm bảo đủ calo, thêm đạm và các loại vitamin nhóm B,C; bù nước và điện giải…
>>>>>Xem thêm: Ho có đờm xanh – triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị bệnh viêm phổi thùy.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về bệnh viêm phổi thùy là gì, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.