Bệnh viêm tá tràng rất phổ biến tại Việt Nam và có xu hướng gia tăng. Nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị viêm tá tràng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Tìm hiểu bệnh viêm tá tràng là tình trạng gì?
Tá tràng là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, có hình dạng như chữ C dài khoảng 25cm nằm gần dạ dày. Tá tràng đóng vai trò quan trọng vào việc trung chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Tá tràng còn là nơi thực hiện quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn trước khi chúng được được chuyển xuống cơ quan tiêu hóa khác.
Tình trạng viêm tá tràng diễn ra khi xuất hiện các tổn thương trên lớp niêm mạc, có thể là loét, sưng hoặc viêm. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày, tá tràng.
2. Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm tá tràng
Bệnh viêm tá tràng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là những nguyên nhân chính:
2.1. Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm tá tràng
HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn thường hiện diện trong đường tiêu hóa của con người. Theo nghiên cứu, có đến gần 80% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP do thói quen ăn uống chung bát nước chấm… Ở một số người, vi khuẩn HP xâm nhập vào tá tràng, phá vỡ rào cản là lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc. Khi đó lớp tế bào niêm mạc dạ dày tá tràng tiếp xúc trực tiếp với dịch acid dẫn đến viêm, loét, sưng…
2.2. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau thường xuyên trong thời gian dài
Những loại thuốc kháng viêm, giảm đau như paracetamol, NSAIDs… khi sử dụng thường xuyên và kéo dài dẫn đến bệnh viêm tá tràng. Do các thuốc này khiến dạ dày tá tràng bị ức chế, ngưng tổng hợp prostaglandin – đây là một chất rất quan trọng giúp bảo vệ dạ dày tá tràng trước sự tấn công của các vi khuẩn, ký sinh trùng có hại.
2.3. Những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh viêm tá tràng
– Sử dụng đồ uống có cồn và có chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, nước tăng lực…
– Những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh như nhịn ăn, ăn quá no, thức khuya, ăn đêm…
– Những tổn thương về thể chất và căng thẳng về tinh thần kéo dài.
– Bệnh Crohn là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày tá tràng.
– Những bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp cần sử dụng máy trợ thở và bệnh nhân điều trị ung thư có nguy cơ mắc bệnh viêm tá tràng cao hơn.
– Nuốt phải các chất gây bào mòn đường tiêu hóa như thuốc tẩy, pin…
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm ruột và những thông tin liên quan
3. Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm tá tràng
Triệu chứng của bệnh viêm tá tràng rất dễ gây ra nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó nhận biết chính xác dấu hiệu của bệnh là điều rất quan trọng để kịp thời chữa trị. Sau đây là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh:
3.1. Người bệnh bị đau nhiều ở vùng thượng vị
Vùng thượng vị nằm ở vị trí dưới xương ức và vùng bụng trên rốn. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội. Thời gian và cường độ cơn đau ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Người bệnh có thể bị đau nặng hơn khi bụng quá đói hoặc quá no. Cơn đau có thể lan lên ngực hoặc ra sau lưng khiến người bệnh lầm tưởng sang các bệnh lý khác.
3.2. Người bệnh luôn cảm thấy chướng bụng, ăn nhanh no
Bệnh viêm tá tràng khiến cho chức năng co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non bị suy giảm, khiến thức ăn di chuyển chậm làm cho người bệnh luôn có cảm giác chướng bụng. Điều này cũng khiến người bệnh có cảm giác nhanh no, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, chán ăn, sụt cân…
Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh không nên chủ quan bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
4. Viêm tá tràng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm gì?
Tuy không gây nguy hiểm ngay đến tính mạng, nhưng viêm tá tràng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
– Viêm tá tràng nếu để lâu sẽ gây hẹp môn vị dạ dày. Hẹp môn vị sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như: đau dữ dội, đau thượng vị từng cơn liên tục, suy nhược cơ thể, xuất huyết đường tiêu hóa…
– Viêm tá tràng dẫn đến chảy máu đường tiêu hóa. Theo thống kê có đến 15-20% số ca mắc bệnh viêm tá tràng bị xuất huyết đường tiêu hóa.
– Viêm tá tràng kéo dài có thể gây thủng tá tràng và tăng nguy cơ ung thư cơ quan này.
5. Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tá tràng
Để có phương án điều trị tối ưu cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Qua các chỉ định cận lâm sàng như xét nghiệm mẫu máu và phân, nội soi đường tiêu hóa… bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị bệnh hiệu quả.
5.1. Điều trị viêm tá tràng bằng thuốc tây y
– Viêm tá tràng chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn HP, để điều trị dứt điểm thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu. Người bệnh cần tuân thủ đúng và đủ liều để tránh tình trạng vi khuẩn HP kháng thuốc. Ngoài ra người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh.
– Ngoài ra, người bệnh được chỉ định thuốc ức chế và trung hòa acid.
>>>>>Xem thêm: Viêm túi thừa cấp: Nguyên nhân, cách phòng ngừa
5.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, có lợi cho đường tiêu hóa
Viêm tá tràng có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Vì vậy, người bệnh ngoài sử dụng thuốc còn cần thay đổi triệt để những thói quen xấu:
– Bỏ các đồ uống có cồn và thuốc lá, thuốc lào.
– Không ăn các thức ăn có vị cay, chua, nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán…
– Không nên để quá đói hoặc ăn quá no, chế biến thức ăn mềm và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
– Hạn chế ăn chuối và trái cây họ cam, quýt, bưởi…
– Tránh xa các năng lượng tiêu cực, căng thẳng thần kinh.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, thường xuyên đi bộ, vận động.
Hy vọng với bài viết cung cấp đến bạn những kiến thức cần thiết về bệnh viêm tá tràng. Khi có những dấu hiệu bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.