Bệnh viêm giữa ở trẻ hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ, thậm chí là để lại những di chứng suốt đời. Việc điều trị sớm không chỉ giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu mà còn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về dự phòng và điều trị viêm tai giữa ở trẻ, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa là hiện tượng nhiễm trùng tai giữa gây các triệu chứng như: Sưng, đau, sốt, chảy dịch. Tùy theo mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa thường được chia thành các loại như sau:
– Viêm tai giữa cấp tính: Là biến chứng của rối loạn chức năng vòi nhĩ, thường xảy ra trong một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus
– Viêm tai giữa man tính: Tình trạng viêm tai giữa kéo dài, bị chảy mủ lâu ngày qua lỗ thủng màng nhĩ
– Viêm tai giữa ứ dịch: Tình trạng niêm mạc của tai giữa bị viêm và tiết dịch, dịch ứ thường có dạng nhầy hoặc như keo dính
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ
Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ. Sở dĩ trẻ dễ bị viêm tai giữa là bởi các nguyên nhân sau:
– Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, do đó không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Trẻ có cấu trúc tai hình thành chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác, bình thường thì ống thính giác sẽ mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Tuy nhiên khi ống thính giác bị tắc, các chất thải không thoát ra được dẫn đến vi khuẩn sẽ bị kẹt lại ở trong tai, gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, do cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ nhỏ thường ngắn, rộng và nằm ngang nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai
– Do vệ sinh tai không sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào làm tổn thương màng nhĩ
2. Dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa ở trẻ
Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường có những biểu hiện như sau:
– Sốt
Thông thường trẻ bị sốt, có thể lên tới 39 hoặc 40 độ C
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?
Sốt là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ
– Đau, nhức tai
Đây có thể nói là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa phổ biến mà rất nhiều trẻ gặp phải. Bên cạnh đau tai, phụ huynh nên chú ý trong trường hợp con có những biểu hiện như: Quấy khóc, tai chảy mủ, trẻ hay lấy tay dụi vào tai… Tuy nhiên, việc kiểm tra màng nhĩ để phát hiện viêm tai giữa ở trẻ là rất khó bởi lỗ tay của trẻ thường nhỏ và hẹp. Do đó, để có thể xác định chắc chắn những bất thường ở tai thì trẻ nên được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa.
– Rối loạn tiêu hóa
Viêm tai giữa cấp tính có thể khiến cho đường tiêu hóa của trẻ gặp những vấn đề như: Đi ngoài ra phân lỏng, đờm, dịch.
– Chảy mủ
Chảy mủ là biểu hiện viêm tai giữa mạn tính ở trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn này thì những biểu hiện đau tai hay trẻ quấy khóc sẽ giảm hẳn khiến cho không ít phụ huynh lầm tưởng rằng bệnh đã khỏi.
3. Điều trị viêm tai giữa ở trẻ
Điều trị viêm tai giữa hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp sử dụng thuốc. Tùy vào từng trường hợp cũng như mức độ mắc bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề… để giảm bớt các triệu chứng. Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, lúc này bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật cần thiết.
4. Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ có thể phòng tránh bằng một số biện pháp như:
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh
– Tuyệt đối tránh để nước nhỏ vào tai của trẻ, đặc biệt là khi trẻ đang bị viêm nhiễm bởi từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập
– Không để trẻ tiếp xúc với những tiếng ồn mạnh gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ
– Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên. Nếu trẻ bú sữa công thức, mẹ chú ý điều chỉnh ở tư thế ngồi và nhớ giúp trẻ ợ hơi sau khi bú
– Không nên cho bé ngậm vú giả, trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, chú ý thời gian tránh cho trẻ ngậm quá lâu
– Không hút thuốc hoặc không cho phép bất cứ ai hút thuốc xung quanh bé, tránh để bé tiếp xúc với những tác nhân gây hại
– Tiêm vắc xin phế cầu có thể giúp giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa và các bệnh hô hấp khác
– Trường hợp có dị vật rơi vào tai của trẻ ngay lập tức cần đưa trẻ đi bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để gặp dị vật ra ngoài
>>>>>Xem thêm: Bệnh ngoài da ở trẻ em: Thông tin bố mẹ cần biết
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tự hào là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng
Hi vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ, bố mẹ đã được trang bị những kiến thức cần thiết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Nếu phát hiện những biểu hiện ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chuyên khoa Tai-Mũi-Họng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tự hào là một trong những địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm tai giữa cũng như các bệnh lý tai mũi họng được nhiều bệnh nhân tin tưởng nhất. Tại đây luôn cập nhật và áp dụng thành công các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại, ưu việt, đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, chuyên khoa Tai-Mũi-Họng cũng là nơi quỵ tụ của các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, giúp chẩn đoán bệnh chính xác và tư vấn điều trị bệnh hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.