Bệnh viêm tai giữa và biến chứng nguy hiểm của bệnh đã và đang là vấn đề đáng lo ngại báo động không chỉ trẻ em mà cả người lớn.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm tai giữa và biến chứng
Theo thống kê, ở lứa tuổi trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ viêm tai giữa lên tới 16-20%. Vào mùa đông, tỷ lệ này còn lên tới 25% và không chỉ ở trẻ em, bệnh còn khá phổ biến ở người lớn tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn khá chủ quan dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
Biến chứng bệnh viêm tai giữa là gì?
Nói đến mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa thì chúng ta không thể chủ quan được với bệnh này, bởi mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị sớm thì người bệnh có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như:
Khiếm thính
Viêm tai giữa không được điều trị triệt để có thể dẫn đến biến chứng giảm khả năng nghe, khiếm thính cho bệnh nhân
Khi viêm tai giữa có lượng dịch tích tụ quá nhiều làm trong tai sẽ tạo ra một áp lực, lớn đối với màng nhĩ, nếu màng nhĩ không chống lại được sự ép của dịch chảy ra dẫn đến tình trạng rách hoặc thủng màng nhĩ, và khi đó dịch sẽ chảy và tràn ra bên ngoài người bị viêm tai giữa sẽ có cảm giác khó nghe, hoặc thậm chí là điếc hoàn toàn.
Chậm nói
Biến chứng này chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, viêm tai bé bị giảm thính lực, do không nghe được âm thanh bên ngoài nên dẫn đến việc chậm nói do không thể nghe và học để nói.
Viêm tai giữa ác tính
Viêm tai giữa ác tính là biến chứng nghiêm trọng, nhưng ít gặp. Biến chứng này là do viêm nhiễm lây lan đến phần xương xung quanh của ống tai, thường xảy ra ở người lớn, đặc biệt là những người có hệ thống miễn dịch kém rất có thể triệu chứng này, khi mắc phải bệnh viêm tai giữa. Biến chứng này có những biểu hiện như là đau tai nhức đầu, và thấy xương lộ ra khi soi vào trong ống tai, và tổn thương dây thần kinh mặt, gây ra méo mó trên khuôn mặt.
Dẫn đến tử vong
Với những biến chứng trên nếu không được điều trị để kéo dài lâu ngày, vi khuẩn trong dịch mủ ấy sẽ xâm nhập và tấn công vào xương chũm (là phần xương thái dương và xương sọ ngay ở đằng sau tai) và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân mắc phải. có trường hợp nhẹ hơn thì không ăn sâu vào bên trong, thì vi khuẩn có thể ăn ra phía bên ngoài.xuất ngoại mủ, và nguy hiểm nhất là khi bị áp-xe và viêm não dẫn đến tử vong.
Điều trị viêm tai giữa như thế nào?
Điều trị viêm tai giữa tùy theo mức độ bệnh, các triệu chứng trên từng cá thể bệnh nhân mà bác sĩ có những chỉ định phù hợp. Bệnh viêm tai giữa thường được chia làm 2 loại.
Viêm tai giữa thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Thầy thuốc sẽ xác định giai đoạn của viêm tai giữa để chỉ định thuốc điều trị.
Tìm hiểu thêm: Sưng amidan sốt có gây ra triệu chứng nguy hiểm không?
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách trị viêm xoang mũi hiệu quả bạn phải biết
Khi có dấu hiệu viêm tai giữa người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám điều trị đúng cách
– Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
– Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn xung huyết.
– Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn trên, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai cho trẻ rất có ý nghĩa.
Viêm tai giữa cấp có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng nếu điều trị đúng. Tránh để bệnh chuyển thành viêm tai giữa mạn tính dễ dẫn đến biến chứng viêm tai giữa nghiêm trọng và cần thực hiện phẫu thuật chữa trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.