Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không?

Chào chuyên mục tư vấn sức khỏe Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Bé nhà tôi bị viêm tiểu phế quản. Tôi đang lo lắng không biết bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Trong khi bị bệnh tôi cần có chế độ chăm sóc trẻ thế nào phù hợp?
Hoàng Ngọc Ánh (Đông Anh, Hà Nội)
Trả lời
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về địa chỉ hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những băn khoăn, lo lắng về bệnh viêm tiểu phế quản của trẻ.
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới với nguyên nhân chủ yếu là do virut. Bệnh thường gây triệu chứng chảy nước mũi, ho khan, sau đó ho ngày càng nhiều, khò khè, thở nhanh, sốt nhẹ hoặc vừa.

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy hiểm không là băn khoăn chung của nhiều cha mẹ khi con em mình mắc bệnh

Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có nguy hiểm không là băn khoăn chung của nhiều cha mẹ khi con em mình mắc bệnh

Bệnh viêm tiểu phế quản có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ khi con em mình mắc bệnh.
Viêm tiểu phế quản là bệnh khá nguy hiểm bởi có thể gây biến chứng nặng nề như xẹp phổi, tràn khí màng phổi, co giật và tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị sớm.
Chính vì thế khi bé bị viêm tiểu phế quản, bạn không nên chủ quan. Bạn cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và chăm sóc hợp lý.

Trong khi trẻ bị bệnh, bạn cần cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Nên cho trẻ bú thành nhiều bữa nhỏ hay cho trẻ ăn làm nhiều bữa để trẻ đỡ bị nôn ói khi ho nhiều. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Uống nhiều nước giúp loãng đàm, dịu ho.

Cha mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý khi bị bệnh để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe

Cha mẹ cần có chế độ chăm sóc trẻ hợp lý khi bị bệnh để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe

Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở và bú tốt hơn. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi 1-2 giọt/ lần, 2-3 lần/ ngày.
Nếu thấy các dấu hiệu bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn như trẻ tím tái, bú kém, bỏ bú, không uống được, ngủ li bì, khó đánh thức, khó thở, thở nhanh, thở co kéo lồng ngực…, bạn cần đưa bé đi khám ngay.
Chúc bé mau khỏi bệnh!

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *