Bị áp xe không nên tự ý chích rạch nặn mủ

Không phải áp xe nào cũng cần phải được chích rạch để dẫn lưu (nặn) mủ và có một số loại áp xe cần phải được dẫn lưu (chích nặn mủ) trong phòng mổ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Việc bạn tự ý chích rạch nặn mủ khi bị áp xe sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Bị áp xe không nên tự ý chích rạch nặn mủ

1. Những áp xe có thể tự khỏi mà không cần chích nặn mủ

Khi bị áp xe, nhiều người bệnh có xu hướng muốn chích nặn mủ để loại bỏ cảm giác đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, có một số áp xe có thể tự khỏi mà không cần phải chích nặn mủ. Đó là các ổ áp xe nhỏ và nông, nằm ngay gần bề mặt da.

Những ổ áp xe loại này thì người bệnh có thể chườm ấm lên vùng da để giảm triệu chứng đau nhức đồng thời thúc đẩy mủ ở ổ áp xe chảy ra một cách tự nhiên. Đối với những áp xe có thể tự khỏi này, bác sĩ cũng có thể cân nhắc kê thêm thuốc kháng sinh đường bôi hoặc đường uống để người bệnh sử dụng tại nhà.

Bị áp xe không nên tự ý chích rạch nặn mủ

Những áp xe nhỏ và nông, nằm ngay gần bề mặt da có thể không cần trích rạch nặn mủ mà có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt.

2. Những áp xe cần phải dẫn lưu trong phòng mổ

Có thể bạn cho rằng việc chích rạch áp xe chỉ cần thực hiện ngay tại phòng khám ban đầu. Tuy nhiên, một số loại áp xe có thể cần dẫn lưu trong phòng mổ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đó là những ổ áp xe bên trong cơ thể như áp xe phổi, áp xe gan,… hay những ổ áp xe quá lớn, sâu nằm ở dưới da,…

Lúc này người bệnh có thể cần phải gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ mở một lỗ trên da của bệnh nhân để đưa ống dẫn lưu vào đúng vị trí ổ áp xe đã được xác định và tiến hành dẫn lưu mủ bằng ống dẫn lưu mủ. Ống sẽ được khâu cố định vào da bằng chỉ và mủ sẽ được hút ra ngoài bằng máy hút áp lực âm hoặc để dịch chảy tự nhiên. Sau đó ống dẫn lưu sẽ được rút ra.

Đây được coi như một cuộc tiểu phẫu hay một cuộc phẫu thuật và toàn bộ quy trình này cần phải được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn (trong phòng mổ) để tránh gây nhiễm trùng cho người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Giúp bạn hiểu rõ khám tiền hôn nhân là khám những gì?

Bị áp xe không nên tự ý chích rạch nặn mủ

Những ổ áp xe nằm bên trong cơ thể bắt buộc phải được thực hiện tại phòng mổ vô khuẩn.

3. Bị áp xe mà tự ý chích rạch nặn mủ tại nhà: tai hại vô cùng

Nếu bạn tự ý chích nặn mủ ở ổ áp xe mà không có kiến thức cũng như kinh nghiệm xử trí áp xe thì điều này có thể gây ra hàng loạt những điều đáng tiếc như sau:

– Với những áp xe có thể tự khỏi nhưng vẫn chích nặn sẽ gây đau, nguy cơ bội nhiễm, dễ để lại sẹo làm mất thẩm mỹ vùng bị tổn thương.

– Xử trí không đúng dễ gây nhiễm trùng máu

– Tổn thương lan rộng gây hoại tử

– Dễ để lại sẹo

– Kéo dài thời gian hồi phục

– Lạm dụng kháng sinh

– Thậm chí tử vong nếu như không xử trí kịp thời và đúng cách đối với những áp xe nằm ở các vị trí quan trọng như gan, thận, não, cột sống,…

4. Xử trí thông minh khi bị áp xe

Cách xử trí hiệu quả và an toàn nhất khi bạn bị áp xe đó là bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám với bác sĩ có chuyên môn. Tùy thuộc vào vị trí áp xe, kích thước, tình trạng ổ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng những cách khác nhau.

Bạn có thể sơ cứu vết thương (ổ áp xe tại nhà) bằng cách:

– Dùng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% để vệ sinh lau rửa vết thương ở ổ áp xe.

– Có thể chườm lạnh (cho đá vào khăn ẩm) chườm nhẹ nhàng lên vết thương để giảm cảm giác sưng đau.

– Dung dịch betadin sát trùng chỉ dùng khi vết thương mới, nếu vết thương đã lên da non thì không được dùng nữa vì như vậy sẽ rất lâu khỏi.

– Dùng băng gạc sạch đã được tiệt trùng để băng vết thương, tránh cho vết thương tiếp xúc với khói hay bụi bẩn.

– Có thể bôi một chút dưỡng ẩm (loại an toàn) lên vị trí vết thương để vết thương mềm hơn đỡ bị căng da gây đau.

– Không nghe theo ai đó mách bảo mà tự ý bôi đắp các loại thuốc, lá lên vết thương vì dễ có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Bị áp xe không nên tự ý chích rạch nặn mủ

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bệnh phụ khoa bao gồm những bệnh gì?

Thăm khám với bác sĩ có chuyên môn tại cơ sở y tế uy tín là biện pháp an toàn nhất khi gặp vấn đề về sức khỏe, trong đó có áp xe.

5. Điều trị áp xe như thế nào

5.1 Các bước chẩn đoán khi bị áp xe

Trước hết cần nhận diện được loại vết thương (áp xe nằm ở vị trí nào), loại trừ dị vật tại vị trí tổn thương bằng cách thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngoại hoặc bác sĩ có chuyên môn về cấp cứu.

Với những ổ áp xe có thể nhìn thấy bằng mắt thường sẽ dễ đánh giá hơn áp xe sâu bên trong cơ thể. Do đó, ngoài khám lâm sàng thì tùy từng trường hợp nếu nghi ngờ bác sĩ có thể chỉ định thực hiện cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được yêu cầu như:

– Siêu âm

– Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT)

– Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI)

 5.2 Bị áp xe điều trị như thế nào?

Với những áp xe cần can thiệp chích rạch dẫn lưu mủ, bác sĩ sẽ sát trùng sạch sẽ quanh vùng ổ áp xe. Tiếp đó sẽ rạch một vết nhỏ trên ổ áp xe để dịch mủ chảy ra ngoài.

Tùy thuộc vào kích thước của ổ áp xe mà vết rạch có thể được để hở hoặc băng lại bằng băng gạc. Thường vết rạch này sẽ tự lành sau một thời gian và có thể để lại sẹo, bác sĩ sẽ cân nhắc khâu thẩm mỹ vết rạch nếu cần và phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh. Sau đó sẽ cân nhắc kê kháng sinh, chống viêm cho người bệnh.

Người bệnh có thể phải nằm lại viện với những áp xe nằm bên trong cơ thể để theo dõi một vài ngày sau đó cho điều trị ngoại trú. Còn đối với những ổ áp xe ngoài da không quá nguy hiểm, sau khi xử trí rạch dẫn lưu mủ xong bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc và vệ sinh vết thương, kê thuốc cho người bệnh về nhà tự điều trị và hẹn tái khám nếu cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *