Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 khiến mẹ lo lắng, hoang mang. Lúc mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy yếu nên dễ bị cảm cúm, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ, vậy mẹ phải làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu cách khắc phục nhé!
Bạn đang đọc: Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4, 5, 6, 7, 8 có sao không?
1. Biểu hiện bị cảm cúm ở các mẹ bầu
Cảm là phản ứng của cơ thể trước thay đổi của thời tiết, dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài… Cúm là hiện tượng do vi khuẩn bệnh cúm lây từ người bệnh sang người lành trong điều kiện thông thường gây cảm giác đau nhức toàn thân, các cơ bắp nặng nề, rất mỏi mệt. Ở thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công vào thai nhi, gây biến chứng đáng ngại, phải điều trị dài ngày. thai nhi thang thu 7
Nếu cảm cúm liên tục 3 ngày không khỏi, hoặc sốt cao từ 39-40 độ, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách điều trị thích hợp
Nếu thấy có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… đó là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường, hoặc là viêm mũi dị ứng không nên quá lo lắng chỉ cần chú ý tăng cường sức đề kháng, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Nếu sốt cao kèm buồn nôn, chóng mặt phải thận trọng vì virus cúm ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu, làm thân nhiệt thai phụ tăng lên gây sốt, sổ mũi, rát họng, gây rối loạn sự trao đổi chất sinh độc tố, ảnh hưởng đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai, gây bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não,… Sốt cao và độc tố còn kích thích co bóp tử cung, gây hiện tượng sảy thai hoặc sinh non.thai 6 thang
2. Giải pháp trị cảm cúm cụ thể cho mẹ bầu trong từng tháng
2.1 Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 phải làm gì?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng, vì lúc này mẹ đã vượt qua 3 tháng đầu, và mang thai tháng thứ 4, thai đã hình thành nên tổ chức cố định, những tai biến sản khoa lúc này ít ảnh hưởng đến thai nhi hơn là những giai đoạn khác. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan, cần duy trì kiểm soát sức khỏe của bản thân, phát hiện những bất thường ở thai nhi nhé.
– Nếu chỉ là cảm thông thường thì nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục. Nên uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi sốt. Uống thêm nước hoa quả chứa nhiều vitamin C để khôi phục sức khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Lúc này mẹ không muốn ăn, tuy nhiên hãy cố gắng bồi dưỡng cho cơ thể với chế độ ăn loãng như cháo, súp, sữa ấm… để giúp mẹ mau phục hồi.
– Hạn chế việc vận động, không để cơ thể quá nóng, ra nhiều mồ hôi. Nếu sau 2-3 ngày không thuyên giảm những triệu chứng cảm cúm, thấy nôn ói, khó thở, sốt cao, choáng váng,… nên đi khám bác sĩ vì hệ miễn dịch kém khi mang thai nên cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nặng.
– Sau khi khỏi cúm, mẹ bầu nên đến bệnh viện thực hiện các sàng lọc trước sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để yên tâm hơn về tình trạng thai nhi.
2.2 Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 5
Cảm cúm là căn bệnh nhiều mẹ bầu gặp phải do sức đề kháng yếu hơn trong thai kỳ. Khi bị cảm cúm trong thai kỳ, mẹ bầu thường có những biểu hiện như: đau rát họng, chảy nước mũi, sốt, ho, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ,… Mẹ bầu cần thận trọng khi cảm cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Nguyên nhân do trong 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ bị dị tật sẽ cao hơn rất nhiều so với các tháng khác; còn 3 tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu dễ có khả năng sinh non cao hơn.
Trong khi đó, tháng thứ 5 thai kỳ được coi là giai đoạn thai nhi đang dần ổn định, ảnh hưởng của cảm cúm với thai phụ và em bé sẽ không có nhiều nguy hại. Tuy nhiên chỉ là với những trường hợp cảm cúm thông thường, khi cảm cúm kéo dài, chúng có thể gây ra ảnh hưởng cho mẹ bầu và thai nhi: mang thai thang thu 5
Tìm hiểu thêm: Hiện tượng rong kinh là gì? Cách điều trị rong kinh an toàn và hiệu quả
Bổ sung nhiều dưỡng chất khi bị cảm cúm thai kỳ
Mẹ bị cảm cúm, mệt mỏi kém ăn sẽ khiến cho thai nhi ít hấp thu được chất dinh dưỡng dễ bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.
Virus cúm có thể xâm nhập qua nhau thai tấn công vào thai nhi, ảnh hưởng đến phát triển của bào thai, gây ra các dị tật: tim bẩm sinh, hở hàm ếch,… thậm chí có thể khiến cho thai bị chết lưu hoặc sinh non.
– Nếu chỉ bị các triệu chứng cảm cúm thông thường nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ với những món dễ tiêu như súp, món hầm, cháo,.. tăng cường bổ sung rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. mang thai thang thu 5
– Nếu cảm cúm liên tục 3 ngày không khỏi, hoặc sốt cao từ 39-40 độ, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách điều trị thích hợp tránh những diễn biến xấu do cảm cúm gây ra. Tuyệt đối, không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi không được hướng dẫn của bác sĩ vì các loại thuốc sẽ gây hại cho thai nhi nếu không được dùng đúng.
2.3 Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 6 có ảnh hưởng gì?
Mẹ bầu thường bị cảm cúm khi mang thai hơn là những phụ nữ bình thường khác, nguyên nhân là do sức đề kháng của mẹ lúc này trở nên yếu hơn.
– Tháng thứ 6, thai nhi đã ổn định trong bụng mẹ, mẹ cũng không phải quá lo lắng về nguy cơ biến chứng như cảm cúm 3 tháng đầu hay gần sinh nở. Nếu như triệu chứng cảm cúm chỉ ở mức nhẹ với đau họng chảy nước mũi… thì mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C, uống nhiều nước, tích cực ăn uống. Tuy nhiên nếu trường hợp sốt cao, kéo dài, nếu không xử trí, để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng, virus cúm có thể gây ra dị tật thai nhi, kích thích cổ tử cung co bóp gây sảy thai, sinh sớm…
– Nếu cảm cúm kéo dài, sốt cao trên 39 độ, mẹ bầu nên đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ cho những lời khuyên, chỉ định tốt nhất cách điều trị, mẹ bầu nên tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.bầu 6 tháng. Không tự ý dùng thuốc đặc biệt trong thai kỳ, các loại thuốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi nếu không dùng đúng. Ngoài ra, trong chế độ sinh hoạt mẹ nên bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng, và đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Uống nước nhiều hàng ngày, đặc biệt uống nhiều nước cam chanh, nước bưởi… để cung cấp vitamin C cho cơ thể, giảm sự đau rát, sưng tấy, giảm dịch nhầy ở cổ họng. Dùng nước muối ấm súc miệng hàng ngày vào sáng và tối để tăng cường khả năng chống viêm, giảm sưng tấy.
Cảm cúm khi mang thai mẹ bầu ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi, cảm cúm nhẹ cũng khiến cho mẹ mệt mỏi, chán ăn tác động tiêu cực đến việc bổ sung dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy nên phòng tránh cảm cúm thai kỳ, bằng cách hạn chế đến những nơi đông người, không nên tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, khi nằm điều hòa nên giữ ấm cổ, nếu ra ngoài, mẹ cần mang theo áo mưa phòng tránh những cơn mưa bất chợt có thể khiến mẹ bị cảm cúm.
2.4 Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 7 có sao không?
Phụ nữ mang thai dễ cảm cúm hơn người bình thường do hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ bị suy giảm. Thực tế, cảm cúm ở mẹ bầu ảnh hưởng lớn nhất ở tam cá nguyệt đầu tiên vì qua dây rốn, cảm cúm của mẹ có thể gây cơn co thắt tim cho thai, tăng hội chứng tim bẩm sinh. Nhưng đối với những thai phụ mang thai tháng thứ 7, bị cảm cúm cũng nguy hiểm không kém.
– Nếu như biểu hiện cảm cúm là sổ mũi, ho… do thay đổi thời tiết đột ngột thì có thể không nguy hiểm. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Nếu cảm cúm nặng sốt cao trên 40 độ, kéo dài hơn 2 ngày sẽ có thể dẫn đến những ảnh hưởng nguy hiểm: Virus cúm có thể khiến cho thai nhi nguy cơ dị hình, khi mẹ sốt cao cộng với độc tính của virus có thể gây co thắt vùng tử cung, tăng khả năng sinh non, thai chết lưu trong giai đoạn tháng thứ 7 này.
– Điều quan trọng nhất, nếu bị cảm cúm nặng, sốt cao, kéo dài nên đến cơ sở y tế thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mẹ xem mức độ ảnh hưởng của cảm cúm với thai nhi và có chỉ định điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc đều có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén… nếu không dùng đúng cách.
– Mẹ nên tăng cường đề kháng, uống nhiều nước cam quýt tăng hàm lượng vitamin C đẩy lùi virus cúm.
>>>>>Xem thêm: Bệnh herpes có chữa khỏi được không và cách chăm sóc
Mẹ bầu nên đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, cho những lời khuyên, chỉ định tốt nhất cách điều trị
– Súc miệng bằng nước muối kết hợp chườm ấm.
– Duy trì độ ẩm khoảng 40 đến 45% trong phòng nghỉ ngơi. Mẹ bầu nên phòng tránh cảm cúm bằng cách tránh nơi đông người vì nơi đó dễ dàng có virus cảm cúm phát tán; tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm; không sử dụng nhiều điều hòa, khi nằm điều hòa cần có một cái khăn nhỏ đặt trên cổ; thường xuyên tập thể dục vận động nghỉ ngơi hợp lý; giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, sau khi tắm xong lau khô tóc và người thật nhanh…
2.5 Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 8 có sao không?
Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh hơn phụ nữ bình thường trong mùa dịch cúm. Nguyên nhân vì hệ miễn dịch của mẹ bầu chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén.
Cảm cúm thông thường như ho sổ mũi khi mang thai ở tháng thứ 8 không còn quá nguy hiểm với mẹ và bé, nhưng nếu bị sốt cao trên 39 độ C kéo dài, mẹ nên cẩn trọng vì cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virus cúm hoàn toàn có thể gây ra những kích thích co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
– Điều đầu tiên là mẹ cần đến khám bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu cảm cúm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng hiện tại, đưa ra lời khuyên hợp lý nhất, chỉ định đúng đắn sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Vì các loại thuốc đều có nguy cơ tác động đến thai dễ dẫn đến dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng.
– Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, tìm cách hạ sốt bằng cách chườm mát, cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh.
– Tuyệt đối không nên xông hơi để giải cảm vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng bào thai. Các tế bào có thể bị phá hủy, ngăn cản quá trình đưa oxy đến em bé. Nếu nhiệt độ cơ thể mẹ trên 38 độ C, thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước…
– Bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây (cam,quýt, kiwi…) và các loại rau xanh.
– Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố.
– Súc miệng nước muối sáng và tối.
– Hạn chế đến chỗ đông người khi đang vào mùa dịch, hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm.
– Nghỉ ngơi hợp lý, vận động tập luyện thường xuyên tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai khoảng 3 tháng.
– Trong khi ngủ, không nên để quạt thốc thẳng vào mặt, nếu phòng bật điều hòa, hãy lấy một chiếc khăn mỏng đặt trên cổ.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản hỗ trợ mẹ bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 4 và các tháng trong thai kỳ. Mẹ cần khám sức khỏe thai kỳ đúng lịch và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị cảm cúm nào. Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ với chủ đề cảm cúm trong thai kỳ, mẹ hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.