Chuột rút là hiện tượng thường xuyên xảy ra và xảy ra đột ngột. Thắc mắc được quan tâm đó là bị chuột rút thiếu chất gì, có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý không và cần xử lý đúng cách như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết.
Bạn đang đọc: Bị chuột rút thiếu chất gì? Xử lý ra sao?
1. Giải đáp: Bị chuột rút thiếu chất gì?
Khi bị chuột rút, bạn cần nghĩ ngay đến việc cơ thể bị thiếu nước hay các vi khoáng chất như canxi, magie, kali, natri, vitamin nhóm B, vitamin D,… Cụ thể như sau:
1.1. Thiếu Canxi
Canxi là loại khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là với xương khớp. Khả năng co cơ cũng phụ thuộc nhiều ở lượng canxi trong máu. Nếu thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ co thắt các cơ, đau cơ. Để đáp ứng đủ nhu cầu canxi cho cơ thể, ngoài bổ sung các thực phẩm giàu canxi ở các bữa ăn chính, bạn nên uống thêm sữa hoặc ăn thêm sữa chua, phô mai,…
Thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới hiện tượng bị chuột rút.
1.2. Bị chuột rút thiếu chất gì? – Thiếu Magie
Trong khi canxi là vi chất có ý nghĩa với khả năng co cơ, thì magie lại liên quan đến khả năng giãn cơ. Hiện tượng hay bị chuột rút xảy ra do chức năng co giãn cơ bắp bị rối loạn vì thiếu cả hai chất canxi và magie.
Trên thực tế, rất ít khi chúng ta bị thiếu hụt magie tới mức nghiêm trọng, nhưng đây cũng là vi chất mà cơ thể không được nhận đủ do chế độ ăn bị thiếu các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau lá màu xanh đậm và trái cây. Khi muốn bổ sung canxi và magie, bạn cần xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra chính xác tình trạng thiếu hụt và được bác sĩ tư vấn chi tiết.
1.3. Thiếu kali
Kali cũng là một vi chất cần thiết cho hoạt động co giãn của các cơ đồng thời kali còn tham gia quá trình hoạt động của các tế bào. Thiếu kali cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn hay bị chuột rút. Khi đó, các cơ sẽ yếu hay co thắt và giảm khả năng hoạt động.
Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ kali, bạn cần tăng cường bổ sung các loại rau củ quả tươi như táo, cà rốt. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường kali cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn, tránh dư thừa kali gây hại cho cơ thể.
1.4. Thiếu Natri
Thiếu natri vì uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri, người ra nhiều mồ hôi, hoặc làm rối loạn chức năng thận cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút. Bổ sung natri được thực hiện đơn giản bằng cách thêm một chút muối vào món ăn mỗi ngày, tuy nhiên cần lưu ý không nên ăn quá mặn.
1.5. Thiếu Vitamin nhóm B
Hệ thần kinh trong cơ thể được dẫn truyền là nhờ sự tham gia của các vitamin nhóm B. Bị chuột rút có thể đến từ nguyên nhận thiếu vitamin B6 hoặc B12. Trong đó, vitamin B6 thực hiện nhiệm vụ vận chuyển glucose tới các tế bào và nhiều phản ứng khác trong cơ thể. Vitamin B12 có ảnh hưởng đến hoạt động co cơ.
Có thể bổ sung vitamin nhóm B bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm như trứng, sữa, thịt và hải sản, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, rau xanh đậm, … hoặc có thể bổ sung đường uống.
Tìm hiểu thêm: Viêm khớp bả vai: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Người hay bị chuột rút cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin nhóm B.
1.6. Bị chuột rút thiếu chất gì? – Thiếu Vitamin D
Vitamin D tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động co giãn cơ, nhưng đây lại là khoáng chất giúp hấp thu và ổn định lượng canxi trong máu để xương phát triển tốt hơn. Do đó, thiếu vitamin D sẽ dẫn đến thiếu canxi và là nguyên nhân chính gây ra chuột rút.
Để bổ sung vitamin D cho cơ thể, bạn có thực hiện bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sáng sớm hoặc tăng cường các loại thực phẩm như trứng, sữa, cá và hải sản các loại,…
2. Một số nguyên nhân khác gây chuột rút
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị chuột rút đều do thiếu chất mà còn một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này bao gồm:
– Tác dụng phụ của thuốc do sử dụng một số loại thuốc như furosemide, statins gây co cơ.
– Không khởi động kỹ trước quá trình luyện tập cũng khiến tình trạng chuột rút xảy ra trong quá trình hoạt động và có thể dẫn tới chấn thương nguy hiểm.
– Tập luyện quá sức cũng khiến cơ bị mỏi và gây chuột rút. Cần điều chỉnh chế độ tập luyện cho vừa sức hoặc tập với cường độ từ thấp đến cao.
– Tuần hoàn máu kém do cơ thể mắc phải một số bệnh lý cũng là nguy nhân gây chuột rút. Tình trạng này cần tìm đến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
– Đi giày cao gót thường xuyên, giày đế cứng hay quá chật cũng là nguyên nhân gây chuột rút.
Ngoài ra, chuột rút xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ mang thai, vận động viên thể thao… Khi gặp phải hiện tượng này, cần xử trí đúng cách để không gặp phải nguy hiểm nhất là khi đang vận động thể lực hay đi xe.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp sụn sườn: Bệnh lý của mọi lứa tuổi
Vận động quá sức hoặc không khởi động đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút.
3. Cách xử trí khi bị chuột rút
Khi đang tập luyện:
Cần dừng ngay các hoạt động thể lực và kéo duỗi cơ từ 15 – 20 giây để cơ được thư giãn. Dù chuột rút có thể chấm dứt ngay sau đó nhưng vẫn cần nghỉ ngơi khoảng 1 giờ để cơ bắp phục hồi hẳn.
Chuột rút khi bơi:
Tìm ngay sự trợ giúp của những người xung quanh. Sau đó thả lỏng toàn thân, chân tay dang rộng, hít sâu. Do tính chất nguy hiểm của chuột rút khi bơi vì vậy không nên đi bơi một mình ở nơi vắng người để tránh gặp phải tình huống nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu chuột rút khi đang vận hành máy móc hay điều khiển phương tiện giao thông, cần dừng lại và thả lỏng cơ bắp cho đến khi phụ hồi mới tiếp tục hoạt động.
Như vậy, hiểu đúng thông tin bị chuột rút thiếu chất gì sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thiết kế các bữa ăn hợp lý, tăng cường bổ sung những thực phẩm cần thiết. Mỗi người cần chủ động thực hiện thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.