Bị đau bao tử cấp tính: xử lý như thế nào?

Đau bao tử cấp tính là vấn đề tiêu hóa phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường xuất hiện đột ngột, gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống. Biết cách xử lý cơn đau hiệu quả giúp bạn giảm thiểu những mệt mỏi do bệnh lý này gây nên. 

Bạn đang đọc: Bị đau bao tử cấp tính: xử lý như thế nào?

1. Điển hình của bệnh đau bao tử

1.1 Đau bụng vùng thượng vị – dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau bao tử cấp tính

Cơn đau vùng thượng vị (phần phía trên rốn đến dưới xương ức) là biểu hiện đầu tiên của bệnh đau bao tử. Đau thường diễn ra sau khi người bệnh ăn no, lúc này thức ăn tác động đến vùng niêm mạc bị viêm gây đau dữ dội.

Một số trường hợp khác, người bệnh cảm thấy đau khi đói, lúc rạng sáng hoặc nửa đêm. Đau cũng có thể âm ỉ, bỏng rát sau đó chuyển quặn thắt từng cơn. Đôi khi người bệnh có cảm giác đau lan lên ngực hoặc xuyên qua sau lưng…

Bị đau bao tử cấp tính: xử lý như thế nào?

Đau thượng vị thường là dấu hiệu đầu tiên người bệnh cảm nhận được khi bị cơn đau bao tử cấp tính.

1.2  Đau bao tử cấp tính gây buồn nôn, nôn ói

Người bệnh buồn nôn, nôn ói sau ăn là dấu hiệu đáng chú ý bên cạnh các cơn đau vùng thượng vị. Sau khi nôn ra hết thức ăn, bệnh nhân có thể cảm thấy cơn đau bụng thuyên giảm. Tuy nhiên, đau cũng sẽ quay trở lại nhanh chóng. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm các rối loạn tiêu hoá khác bao gồm: chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng, đi ngoài phân nước và chán ăn.

Nếu tình trạng nôn diễn ra nhiều lần trong ngày, người bệnh có thể bị mất nước và điện giải khiên cơ thể mệt mỏi, gầy sút.

1.3 Xuất huyết dạ dày

Triệu chứng đặc trưng bởi tình trạng đi ngoài phân đen, phân máu hoặc nôn ra máu tươi. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu trên cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám vì đây có thể là cảnh báo bệnh đang diễn tiến nghiêm trọng.

Xuất huyết tiêu hoá trong thời gian dài không được can thiệp có thể gây ra các triệu chứng khác ngoài tiêu hoá như: chóng mặt, tụt huyết áp, xanh xao…

2. Người bệnh bị đau bao tử cấp tính do đâu?

– Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): là tác nhân hàng đầu gây tổn thương viêm loét tại dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường axit dạ dày, đồng thời tiết ra các chất độc gây tổn thương lớp niêm mạc, dẫn đến các cơn đau bao tử cấp tính.

– Uống rượu bia quá độ trong thời gian dài.

– Sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID kéo dài, đặc biệt là các thuốc điều trị xương khớp.

– Ăn uống thiếu khoa học và sinh hoạt không điều độ.

– Bị căng thẳng thần kinh thường xuyên.

– Ngộ độc thực phẩm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau bao tử cấp tính ở người bệnh.

3. Làm gì khi bị cơn đau bao tử cấp tính hành hạ?

Hầu hết các đợt đau bao tử cấp tính có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống. Dưới đây là các biện pháp giúp người bệnh hạn chế những mệt mỏi do căn bệnh đau bao tử gây ra.

3.1 Điều trị nội khoa tình trạng đau bao tử cấp

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng thuyên giảm các triệu chứng đau dạ dày như: thuốc kháng axit, thuốc giảm tiết axit, thuốc bơm proton, thuốc tạo màng bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc diệt vi khuẩn HP (nếu nguyên nhân được xác định là vi khuẩn HP)…

Người bệnh cũng cần lưu ý không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Tất cả các loại thuốc kể trên chỉ nên được chỉ định sau khi người bệnh đến cơ sở y tế đề thăm khám. Đặc biệt, đừng quên lịch tái khám sau 7-14 ngày sử dụng thuốc để các bác sĩ có thể đánh giá mức độ hiệu quả của liệu trình.

Tìm hiểu thêm: Cách chữa dứt điểm rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bị đau bao tử cấp tính: xử lý như thế nào?

Sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày cấp.

3.2 Kết hợp sử dụng các thực phẩm giúp thuyên giảm triệu chứng

– Nghệ và mật ong: Là bài thuốc nổi tiếng giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày. Riêng với bột nghệ đen còn có công dụng kích thích tiêu hóa và giảm tiết dịch vị. Người bệnh có thể sử dụng bằng cách phê tinh bột nghệ với nước ấm theo tỷ lệ 100ml nước – 10g tinh bột – 2 thìa mật ong và uống trước bữa cơm.

– Nha đam: không chỉ là thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe mà tính kiềm trong nha đam còn có khả năng trung hòa axit, giảm viêm và làm lành các vết loét. Cách sử dụng nha đam giảm đau bao tử đơn giản nhất là ép lấy nước nguyên chất và uống 2-3 lần trong ngày.

Một số thực phẩm từ thiên nhiên khác cũng được đề cập đến khả năng chữa đau dạ dày, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh làm tăng nặng tình trạng bệnh.

3.3 Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt

Trong điều trị đau bao tử cấp tính, xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ có ý nghĩa quan trọng giúp thuyên giảm các triệu chứng và ngăn chúng quay trở lại. Một số lưu ý người bệnh có thể cần biết như:

– Hạn chế tối đa các món chiên rán, nhiều gia vị, thực phẩm đóng hộp, đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm thân thiện với dạ dày như ngũ cốc, bánh mì, rau củ quả tươi, sữa chua,…

– Không sử dụng thuốc lá, bia rượu, cafe đậm đặc.

– Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, tuyệt đối không bỏ bữa, không nằm ngay sau khi ăn.

– Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh những căng thẳng thần kinh không đáng có.

– Ngủ đủ giấc và không thức khuya sau 11h.

– Không sử dụng các loại thuốc như aspirin hay NSAIDs hoặc tham khảo bác sĩ các loại thuốc thay thế.

– Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để hỗ trợ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Bị đau bao tử cấp tính: xử lý như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Khám nội soi dạ dày bao nhiêu tiền? Những lưu ý cần biết

Yoga được chứng minh có hiệu quả hạn chế sự xuất hiện các cơn đau dạ dày.

Đau bao tử cấp tính không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều phiền toái đối với cuộc sống của người bệnh. Nắm được hướng xử lý bệnh nhanh chóng giúp người bệnh đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *