Thông thường, các triệu chứng đau nửa đầu sau gáy đa phần là lành tính, thế nhưng đôi khi đây cũng lại là những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Vậy bị đau nửa đầu sau là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Bị đau nửa đầu sau là bệnh gì và cách điều trị
1. Bị đau nửa đầu sau là bệnh gì?
Đau nửa đầu sau là tình trạng đau ở những vùng đằng sau như cổ, vai gáy, vùng phía sau đầu. Khi bị đau nửa đầu sau, người bệnh có thể bị đau nhức vùng cổ, vai gáy, cơn đau có thể lan dần lên vùng chẩm và đỉnh đầu, đôi khi là cả hai bên thái dương.
Đau nửa đầu sau sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, hạn chế khả năng vận động, đôi khi đi kèm với tình trạng chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng mạnh và rối loạn giấc ngủ. Có trường hợp đau tăng nặng hơn có thể gây sốt cao, co giật, nói ngọng, suy giảm trí nhớ.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến cơn đau nửa đầu sau?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cơn đau nửa đầu sau là do sự kém lưu thông máu đến não khiến cho chức năng của não bị suy giảm, gây ra đau đầu. Ở một số bệnh lý, sự viêm nhiễm cũng sẽ gây kích thích các thụ cảm thể đưa tín hiệu lên não và hình thành cơn đau.
Đa số những trường hợp đau nửa đầu sau gáy đều liên quan đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, điển hình như:
– Ngồi sai tư thế, cúi sát đầu gần máy tính khi làm việc, mang vác vật nặng lâu dài
– Đi ngủ gối đầu quá cao trong thời gian dài
– Stress, căng thẳng quá độ gây co cơ, đau mỏi cổ vai gáy
– Do các chấn thương vùng cổ và vai gáy
Nếu như những cơn đau chỉ xuất hiện rải rác, không thường xuyên và bắt nguồn từ những yếu tố trên thì bạn không cần quá lo lắng. Đa phần những trường hợp này chỉ cần thay đổi lối sống là có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, đau nửa đầu sau gáy kéo có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Khi những cơn đau này kéo dài và xuất hiện thường xuyên thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
– Tăng huyết áp làm tăng cơn đau sau gáy và bó chặt vùng đầu
– Tăng áp lực nội sọ gây đau nhức dữ dội, nôn mửa và rối loạn ý thức
– Hội chứng nhiễm siêu vi làm đau đầu, nhức mỏi vùng vai gáy
– Do bệnh lý đau nửa đầu gây đau nhói, có thể lan ra vùng cánh tay và bàn tay, chân.
– Bệnh viêm màng não và xuất huyết dưới nhện
Tìm hiểu thêm: 5 cách chữa mất ngủ ngăn chặn nguy hại đối với sức khỏe
3. Khi nào bị đau nửa đầu sau cần thăm khám bác sĩ?
Trong trường hợp đau nửa đầu nhẹ và không liên tục thì bạn chỉ cần thay đổi thói quen sống khoa học là có thể cải thiện. Nhưng nếu chứng đau nửa đầu sau trở nên nghiêm trọng thì và kéo dài thì bạn cần đến ngay các chuyên khoa để được thăm khám và điều trị từ sớm, nhất là khi đau nửa đầu sau có biểu hiện như:
– Đau nửa đầu sau mức độ vừa và nặng trong thời gian dài
– Cơn đau tăng dần cả về cường độ và tần suất
– Đau kèm theo tình trạng buồn nôn, sốt cao, nhạy cảm ánh sáng, sợ tiếng động, cứng gáy
– Có các triệu chứng như vận động kém, yếu hoặc liệt nửa người, đi lại khó khăn
– Rối loạn hành vi và ý thức
Khi đến và thăm khám, tùy theo tình trạng, mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi làm các xét nghiệm như đo huyết áp, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT đầu, đo điện não đồ… Để từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp.
4. Những phương pháp điều trị đau nửa đầu sau
Tùy vào từng trường hợp bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị khác nhau. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng đau nửa đầu sau của bạn và hướng điều trị.
4.1 Đau nửa đầu sau cấp tính
Đối với trường hợp đau nửa đầu sau cấp tính, đa phần người bệnh đều sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau để chấm dứt tình trạng đau đầu. Tuy nhiên, cần lưu ý việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng tránh các trường hợp dị ứng thuốc và tác dụng phụ.
Bạn cũng không nên sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, điều này sẽ khiến khả năng đáp ứng thuốc ngày một giảm dần, bạn sẽ phải tăng liều hoặc tần suất sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau. Việc sử dụng thuốc thường xuyên rất có thể sẽ gây ra ngộ độc thuốc hoặc tích tụ độc tố dần dần do cơ thể không kịp đào thải ra ngoài.
4.2 Đau nửa đầu sau mạn tính
Trường hợp mạn tính, người bệnh cần thường xuyên sử dụng các loại thuốc chống động kinh, thuốc trầm cảm và các loại thuốc dự phòng khác mới có thể kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Thuốc có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa cơn đau tái phát nhiều lần, thế nhưng nếu lạm dụng sử dụng các loại thuốc này, bạn có thể sẽ phải chịu những tác dụng phụ không mong muốn. Việc dùng thuốc quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và thần kinh của người bệnh.
Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng các loại thuốc kể trên, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau tái phát và giảm tần suất sử dụng thuốc giảm đau. Hãy phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá lâu tại một tư thế. Bên cạnh đó cũng cần thay đổi thói quen tư thế ngồi, nằm để tránh gây ra những cơn đau nửa đầu sau. Ngoài ra. người bệnh cũng nên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp thể trạng sức khỏe và ngăn ngừa cơn đau tái phát.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiền đình trung ương dai dẳng, khó chữa
Như vậy, thông qua bài viết trên, bạn đã hiểu bị đau nửa đầu sau là bệnh gì rồi phải không nào?. Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm tại các chuyên khoa thần kinh uy tín ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu đầu để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả.