Đầy bụng khó tiêu là tình trạng nhiều người gặp phải, thường xuất hiện khi ăn quá nhanh hoặc quá nhiều, hoặc ăn những thực phẩm dễ gây ra tình trạng này. Cần xử trí thế nào khi bị đầy bụng, khó tiêu – cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao?
1. Những nguyên nhân gây ra vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…
Tình trạng ăn uống trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng, nhưng một số tình trạng tiêu hóa lâu dài cũng có thể là nguyên nhân.
1.1. Nguyên nhân tạm thời từ thực phẩm và cách ăn uống
Ăn uống không đúng cách: ăn quá nhanh, uống quá nhiều thức uống có gas, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, v.v. là những nguyên nhân có thể tạo ra nhiều hơi trong bụng, dẫn đến chướng bụng và đầy hơi.
Ngoài ra, một số thực phẩm rất tốt cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá thường xuyên và với lượng nhiều có thể gây ra đầy bụng, khó tiêu: Thịt đỏ, sữa, ngũ cốc,…
1.2. Những yếu tố bệnh lý gây đầy bụng khó tiêu, chướng bụng
Khó tiêu do cơ thể không có khả năng dung nạp một số thực phẩm nhất định. Tình trạng cơ thể không dung nạp một số chất trong thực phẩm như gluten, lactose hoặc fructose.
– Chứng rối loạn tự miễn dịch gây viêm ruột non để làm giảm hấp thu gluten từ thực phẩm được gọi là bệnh Celiac.
– Một số người gặp tình trạng không dung nạp lactose, gây đầy hơi khó tiêu khi uống sữa.
– Một số người khác không dung nạp fructose, dẫn đến khó tiêu đầy bụng khi ăn hoa quả.
Ngoài ra, tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức cũng là một yếu tố kéo dài gây đầy bụng. Khi lượng axit trong dạ dày, vi khuẩn trong dạ dày phát triển quá mức gây dư thừa dẫn đến sự khó chịu, đầy hơi ở bụng kèm theo tiêu chảy.
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, bệnh Crohn,.. cũng được xem là các yếu tố gây đầy hơi khó tiêu.
Tìm hiểu thêm: Loét đường tiêu hóa
2. Cần làm gì khi bị đầy hơi khó tiêu?
Thông thường, sau vài ngày thì đầy hơi khó tiêu tạm thời do thực phẩm thường tự khỏi mà không cần điều trị. Thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn và giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có các yếu tố bệnh lý nên thăm khám để được điều trị cụ thể.
2.1. Cách làm giảm đầy bụng khó tiêu tại nhà
Những người bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do sinh lý có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng các phương pháp sau đây:
– Chườm ấm bụng: Người bệnh có thể chườm ấm vùng bụng trên rốn bằng khăn ấm, có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng để giảm đau bụng và căng tức.
– Kê gối cao: Khi tư thế nằm kê gối cao nửa người, cổ họng được nâng cao hơn. Điều này giúp axit dạ dày không trào ngược lên thực quản.
– Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng giúp giảm khí tích tụ trong hệ tiêu hóa và giảm đầy bụng
– Xoa nhẹ bụng theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột, giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sau ăn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính: Dấu hiệu và điều trị
Ngoài ra, có thể tham khảo một số thực phẩm giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu:
– Sử dụng trà gừng nóng sau ăn có thể giảm cảm giác căng tức, khó chịu
– Nước chanh nóng có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng bởi chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày, chống lại các vi khuẩn trong thức ăn
– Uống nước ép cà rốt khi đầy bụng, khó tiêu có thể giúp bạn có cảm giác dễ chịu hơn.
– Sữa chua tốt cho đường ruột vì chứa vi khuẩn lactobacillus có thể ngăn ngừa chứng khó tiêu
– Cam giàu vitamin C vừa là món tráng miệng tốt cho sức khỏe, cho da lại còn hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đầy bụng, khó tiêu.
2.2. Điều trị đầy bụng khó tiêu bệnh lý bằng nội khoa
Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc giúp làm giảm khí và giải quyết tình trạng căng tức bụng gây khó chịu cho người bệnh.
Bệnh nhân cần tuân theo chỉ định về liều lượng cũng như thời gian sử dụng mà bác sĩ kê đơn. Các loại thuốc được kê đơn thường có tác dụng như nhuận tràng, làm mềm phân, giảm cảm giác đầy hơi
Ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ thường tư vấn bệnh nhân kết hợp với ăn uống và hoạt động thể chất phù hợp.
2.3. Khi nào tình trạng đầy hơi, khó tiêu cần thăm khám bác sĩ?
Khi triệu chứng đầy – chướng bụng, khó tiêu tiếp tục và không giảm đi, người bệnh nên đi khám bác sĩ.
Như đã nói, đầy bụng do các nguyên nhân tạm thời có thể tự khỏi tự nhiên trong vài giờ đến vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh được chăm sóc tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, điều này có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiêu hóa khác. Người bệnh cần đi khám tại chuyên gia tiêu hóa ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và được hướng dẫn điều trị nhanh chóng.
3. Làm thế nào để ngăn ngừa cảm giác đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng?
Để tránh đầy hơi khó tiêu, cách tốt nhất là duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp thói quen ăn uống khoa học.
Để ngăn ngừa đầy hơi khó tiêu và các bệnh tiêu hóa khác, có thể tham khảo các thói quen sau đây:
– Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, quá nhiều gia vị vì chúng dễ kích thích dạ dày và dễ gây đầy hơi khó tiêu.
– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đầy chất dinh dưỡng.
– Ăn uống chậm rãi, nhai kỹ, không ăn nhanh tránh hơi vào từ miệng quá nhiều
– Bổ sung chất xơ và uống đủ nước để tiêu hóa trơn tru hơn, tránh sử dụng quá nhiều đồ ăn chứa lượng đạm lớn để tránh tình trạng khó tiêu.
– Hạn chế sử dụng quá nhiều thuốc lá và rượu bia vì chúng tiềm ẩn nguy cơ đầy bụng rất lớn.
– Nên hiểu cơ thể bản thân để nhận biết bản thân không hợp với loại thực phẩm nào và tránh sử dụng.
Trên đây là những thông tin về chứng đầy bụng khó tiêu cũng như một số cách xử trí khi gặp tình trạng này. Điều quan trọng hơn hết vẫn là duy trì thực đơn, cách ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh, bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ thể nói chung.