Thanh quản là một bộ phận nằm trong cổ họng với chức năng thở và phát ra âm thanh. Nhưng khi thanh quản bị hẹp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý hẹp thanh quản để có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh nhé.
Bạn đang đọc: Bị hẹp thanh quản phải làm sao?
1. Hẹp thanh quản là bệnh lý gì?
Đây là tình trạng đường thở bị chít hẹp ở các mức độ khác nhau bắt đầu từ nắp thanh quản cho đến khí quản. Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Chính vì vậy, nếu bị hẹp thực quản trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng do cơ thể không được đáp ứng đủ chất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp các vấn đề về tâm lý, luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, lâu dần có thể bị trầm cảm.
Hẹp thanh quản gây khó khăn trong ăn uống khiến trẻ chán nản và không muốn ăn
2. Nguyên nhân gây bệnh hẹp thanh quản
2.1 Do bẩm sinh
Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Thường những thai nhi bị hẹp dây thanh quản ở mức nặng đều sẽ chết trong giai đoạn sơ sinh, còn nếu bị ở mức nhẹ thì thường thể hiện bằng bệnh tiếng rít bẩm sinh.
2.2 Do chấn thương
Những người từng bị tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương hay cắt cổ tự tử bất thành đều có thể gây nên tổn thương dẫn đến tình trạng hẹp thanh quản.
2.3 Do có bệnh lý nền
Khi bệnh nhân đã có bệnh lý nền như ung thư thực quản, hoặc có khối u từ bên ngoài thực quản phát triển to dần chèn ép vào khiến lòng thực phản hẹp hơn.
2.4 Do viêm
Hẹp thanh quản có thể bị gây ra bởi nguyên nhân viêm cấp tính và viêm mạn tính.
– Viêm cấp tính
Bệnh nhân mắc bệnh sởi, bạch hầu, cúm hay thương hàn dẫn đến bị phù nề, loét niêm mạc và hoại tử sụn.
– Viêm mạn tính
Bệnh nhân mắc giang mai bẩm sinh hoặc giang mai thời kỳ 3 gây nên thâm nhiễm kéo dài hoặc tình trạng loét kèm theo sẹo xơ bị nhăn nhúm, sẹo có tình trạng dính, cứng.
2.5 Nguyên nhân khác
– Bị chất hóa học ăn mòn như axit, sút gây nên tình trạng niêm mạc bị bỏng.
– Đặt ống khí quản Froin hay ống nội khí quản, đeo ống khí quản Krishaber lâu ngày.
3. Triệu chứng hẹp thanh quản
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý này có thể kể đến như:
– Khó nuốt đồ ăn, ăn uống có cảm giác bị nghẹn.
– Giọng bị khàn, thở rít,
– Mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, luôn cảm thấy bồn chồn, không yên.
– Có cảm giác đau tức vùng thượng vị.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thực hiện cấp cứu hóc dị vật
Hẹp thanh quản khiến cơ thể bệnh nhân luôn mệt mỏi, thiếu sức sống
4. Hẹp thực quản có nguy hiểm không?
Bệnh lý này sẽ gây nên một số biến chứng nguy hiểm như:
– Bị giảm cân, suy dinh dưỡng do bị chán ăn, khó khăn trong khí ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn trong thời gian dài.
– Căng thẳng, suy nghĩ nhiều dẫn, nếu kéo dài có thể gây trầm cảm.
– Có thể bị nghẹt thở, ngưng thở bất chợt.
– Buồn nôn hoặc có cảm giác buồn nôn do bị trào ngược thức ăn.
– Bị rò rỉ thực quản, khí quản và ung thư hóa.
– Nếu bị hẹp thực quản không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ gây nên biến chứng Barrett thực quản.
– Bệnh lý này có thể có nguy cơ bị tràn dịch phổi và có thể dẫn đến viêm phổi.
– Đặc biệt, việc không điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư thực quản.
5. Biện pháp điều trị hẹp thanh quản
Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các yếu tố để đánh giá mức độ hẹp thanh quản bằng cách chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc đánh giá hầu-thực quản bằng phương pháp nội soi thực quản. Sau khi đã có đủ thông tin thì sẽ tiến hành phẫu thuật.
Hiện nay, để thực hiện điều trị bệnh lý hẹp thanh quản, bệnh nhân sẽ lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mổ. Để biết được chính xác mình sẽ thực hiện phương pháp nào, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.
Để điều trị hẹp thanh quản hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định tái tạo thanh quản (LTR) và cắt bỏ cricotracheal (CTR).
5.1 Tái tạo thanh quản (LTR)
Bác sĩ tiến hành chèn mảnh sụn (sụn lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản của bệnh nhân) vào để mở rộng đường thở. Các mảnh ghép này có thể được đặt ở thành trước hoặc thành sau của đường thở hoặc được đặt ở cả hai nơi.
5.2 Cắt bỏ cricotracheal (CTR)
Thủ thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn Tái tạo thanh quản (LTR) với mục đích loại bỏ phần hẹp đường thở và sau đó sẽ nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Cắt bỏ cricotracheal được chỉ định với trường hợp bị hẹp thanh quản nghiêm trọng hơn. Bình thường, kỹ thuật này được thực hiện một lần, tuy nhiên với một số trẻ bị bệnh tim phổi và bệnh lý thần kinh thì có thể thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả hai phương pháp này để việc điều trị hiệu quả.
5.3 Lưu ý về sinh hoạt
Ngoài việc điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, bệnh nhân cũng cần lưu ý về chế độ sinh hoạt như:
– Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học và lành mạnh, đặc biệt chú ý ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và giảm bớt số lượng đồ ăn, không nằm ngay sau bữa ăn.
– Hạn chế tối đa ăn các đồ chua, cay nóng.
– Tránh đồ uống chứa cồn và các chất kích thích.
– Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
– Tuân thủ theo đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ.
6. Điều trị hẹp thanh quản ở đâu tốt?
>>>>>Xem thêm: Viêm VA có nên nạo không?
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc được hàng ngàn khách hàng an tâm lựa chọn để phẫu thuật hẹp thanh quản
Để điều trị hẹp thanh quản hiệu quả, các bạn cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao với hệ thống máy móc hiện đại. Và bệnh viện ĐKQT Thu Cúc luôn tự hào là lựa chọn “vàng” dành cho bạn.
Hàng ngàn bệnh nhân đã lựa chọn phãu thuật hẹp dây thanh quản tại Thu Cúc với vô vàn lợi ích nổi bật như:
– Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến như Đức, Singapore, Mỹ,…
– Đội ngũ y bác sĩ giàu y đức, dày kinh nghiệm, luôn tận tâm và chu đáo với bệnh nhân.
– Giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí với BHYT và BH Bảo Lãnh.
– Tận hưởng các tiện ích của mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại sang chảnh.
Hãy liên hệ với tổng đài 1900 5588 92 của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.