Bị hôi miệng có thể gây ra lo lắng và khó chịu cho người bệnh. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp hàng ngày, làm người bệnh thiếu tự tin khi nói chuyện, chất lượng cuộc sống cũng từ đó giảm sút. Nhưng chứng hôi miệng hoàn toàn có thể bị “đánh bay” bởi 8 mẹo từ những nguyên liệu đơn giản mà cực hiệu quả sau đây.
Bạn đang đọc: Bị hôi miệng: mách bạn 8 cách “đẩy lùi” nhanh chóng
1. Bị hôi miệng dùng ngay nước muối
Nước muối là một trong những dung dịch đẩy lùi hôi miệng hiệu quả nhờ vào khả năng sát trùng kháng khuẩn cao. Đồng thời, nước muối còn có tác dụng trị viêm họng, đau răng do sâu răng gây ra rất tốt.
Nước muối là một trong những dung dịch đẩy lùi hôi miệng hiệu quả nhờ vào khả năng sát trùng kháng khuẩn cao.
Hàng ngày pha nước muối với tỉ lệ 1:3 để ngậm và súc miệng sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên tự pha nước muối tại nhà không được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích vì việc này sẽ đảm bảo được nồng độ chính xác và tình trạng sạch khuẩn. Do vậy, cách tốt nhất là nên mua nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc để sử dụng.
2. Baking soda sẽ trị hôi miệng nhanh chóng
Baking Soda là nguyên liệu có công dụng rất đa dạng từ trị mụn, làm trắng răng, chữa nhiệt miệng và trị hội miệng cực hiệu quả, nhanh chóng. Người ta hay sử dụng baking soda kết hợp với chanh để trị chứng bệnh này. Người bị hôi miệng bôi đều hỗn hợp này lên khắp bề mặt răng cả mặt trong và mặt ngoài. Sau đó hãy đánh răng lại bình thường với kem đánh răng và súc miệng bằng nước sạch.
Lưu ý cho người mới sử dụng là baking soda có tính tẩy khá cao, do đó để tránh làm mòn men răng chỉ nên thực hiện cách này 2 lần/tuần và ngưng sử dụng khi đã thấy đạt hiệu quả.
3. Tinh dầu tràm nguyên liệu chữa chứng hôi miệng
Tinh dầu tràm được biết đến là loại nguyên liệu không chỉ có khả năng kháng khuẩn cao mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Tinh dầu tràm có mùi hương dễ chịu, thơm nhẹ sẽ khiến hơi thở trở nên thơm mát sau khi sử dụng.
Cách sử dụng tinh dầu tràm để trị hôi miệng là nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào bàn chải đánh răng và tiến hành đánh răng như bình thường. Thực hiện đều đặn từ 2-3 ngày tình trạng hơi thở có mùi sẽ không còn nữa.
4. Trị hôi miệng bằng lá bạc hà
Với khả năng sát khuẩn, lá bạc hà hay được sử dụng để đẩy lùi chứng hôi miệng. Ngoài ra, lá bạc hà còn là nguyên liệu tuyệt vời giúp lưu giữ hơi thở sạch và thơm mát trong khoảng thời gian dài.
Người bị hôi miệng có thể nhai trực tiếp lá bạc hà để tạo hơi thở thơm mát. Ngược lại, nếu không ăn sống được thì súc miệng hàng ngày bằng nước cốt lá bạc hà pha loãng với nước ấm, muối ít nhất 2 lần/ngày để thay đổi hơi thở của mình. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không nên sử dụng các loại thực phẩm có chiết xuất từ lá bạc hà đặc biệt kẹo cao su, kẹo thơm vì đây chỉ mang tính chất tạm thời, không có kết quả lâu dài.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng sau khi lấy cao răng
Người bị hôi miệng có thể nhai trực tiếp lá bạc hà để tạo hơi thở thơm mát.
5. Chữa hôi miệng bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu không thể thiếu ở mỗi gia đình, vừa có công dụng chế biến món ăn vừa có tác dụng phổ biến trong việc chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp. Mật ong có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, trị hôi miệng rất tốt do đó được nhiều người sử dụng để có hơi thở thơm mát. Mật ong hay được kết hợp thêm với chanh, bột quế,… để mang lại hiệu quả một cách nhanh chóng hơn. Cụ thể:
– Hỗn hợp mật ong, chanh: thực hiện pha theo tỷ lệ 1 thìa mật ong với 2 thìa nước cốt chanh cùng 50ml nước ấm.
– Hỗn hợp mật ong, bột quế: pha tỷ lệ 1:1 cùng nước ấm.
Với hai loại hỗn hợp này đều được dùng để súc miệng hàng ngày, sau khi đánh răng xong để tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng, đồng thời hương thơm của chanh, bột quế sẽ giúp cải thiện hơi thở đáng kể.
6. Trị hôi miệng bằng gừng và trà xanh cực hiệu quả
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của hầu hết các gia đình. Ngoài công dụng thông dụng là chữa cảm cúm, lạnh bụng, … thì gừng còn trị hôi miệng rất hiệu quả mà ít người biết tới. Kết hợp với trà xanh chứa nhiều chất polyphenol chống oxy hoá, chống viêm nướu là “bài thuốc” đơn giản, tiết kiệm mà mang lại kết quả cao trong điều trị chứng hôi miệng.
Cách làm nước trà xanh, gừng vô cùng đơn giản, nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần đun nước lá trà xanh, sau khi tắt bếp cho gừng tươi đã được rửa sạch vào và để nguội. Sử dụng dung dịch này để súc miệng sau mỗi bữa ăn, hơi thở có mùi hôi khó chịu được cải thiện chỉ sau 2-3 ngày.
7. Dầu dừa được sử dụng để trị chứng hôi miệng
Dầu dừa có khả năng loại bỏ các mảng bám thức ăn chỗ khó vệ sinh như kẽ răng và chân răng. Không chỉ có vậy, dầu dừa còn giúp làm sạch bề mặt lưỡi, một trong những nguyên nhân làm hơi thở có mùi. Cách trị chứng hôi miệng bằng dầu dừa cũng rất đơn giản và không mất quá nhiều thời gian. Người bị hôi miệng có thể đổ dầu dừa lên bàn chải và thực hiện thao tác đánh răng bình thường, tuy nhiên nên chải kỹ ở vị trí kẽ răng, sau đó súc miệng lại với nước sạch. Ngoài ra còn có thể pha loãng dầu dừa với nước để ngậm hoặc súc miệng hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: Vỡ ối sớm, mẹ bầu vẫn chuyển dạ con lần 3 thành công
Dầu dừa có khả năng làm sạch bề mặt lưỡi, một trong những nguyên nhân làm hơi thở có mùi.
8. Người hôi miệng hãy dùng ngay lá ngò gai
Ngò gai hay có tên gọi khác là mùi tàu ngoài tác dụng chữa cảm cúm, ho, đầy bụng, khó tiêu thì những người bị hôi miệng cũng nên sử dụng nguyên liệu này thường xuyên. Lá mùi tàu cần sắc lấy nước đặc và sử dụng súc miệng hàng ngày, có thể cho thêm ít muối để hiệu quả nhanh hơn. Chỉ sau 3 ngày súc miệng đều hơi thở sẽ được cải thiện rõ rệt nhờ tinh dầu có trong lá mùi tàu.
Trên đây là danh sách những mẹo cực đơn giản, tiết kiệm mà mang lại hiệu quả nhanh chóng dành cho những người bị hôi miệng. Hãy thực hiện những phương pháp này tại nhà với nguyên liệu thiên nhiên thay vì sử dụng những sản phẩm bán sẵn vừa có hơi thở thơm mát vừa bảo vệ sức khoẻ răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.