Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

Khàn tiếng là bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề có tần suất nói nhiều. Có người khàn tiếng trong thời gian ngắn nhưng lại có những người bị khàn tiếng trong thời gian dài không dứt. Ít người biết rằng, bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh khác nhau.

Bạn đang đọc: Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

1. Nguyên nhân khiến bạn bị khàn tiếng

Có nhiều nguyên nhân gây khàn tiếng chủ yếu là do bị tổn thương tại thanh quản, tổn thương hệ thần kinh chi phối giọng nói. Khi gặp thời tiết lạnh, người phát âm quá mức (gào thét), nói nhiều do nghề nghiệp, gây tổn thương thanh đới, viêm thanh quản do virus thường xảy ra với bệnh cúm.

Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

Khàn tiếng là bệnh rất hay gặp ở những người làm nghề có tần suất nói nhiều.

Ngoài ra, viêm thanh quản cũng có thể gặp do tình trạng nhiễm khuẩn hay do nấm gây ra.

2. Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

Nếu hiện tượng khàn tiếng kéo dài quá 3 tuần thì có thể bạn đã mắc một số bệnh:
– Viêm thanh quản mạn tính: Bệnh xuất hiện khi thanh quản bị kích thích lâu dài do phải nói, hát quá nhiều, do nghiện rượu, thuốc lá hoặc sống ở môi trường có khí độc (khói nhà máy, bếp than). Các bệnh lâu ngày ở thanh quản (lao, giang mai) cũng có thể gây viêm mạn tính ở cơ quan này.
– Hạt dây thanh: Hay gặp ở ca sĩ, giáo viên, phát thanh viên, báo cáo viên…, biểu hiện là khàn tiếng kéo dài mà sức khỏe vẫn bình thường. Nguyên nhân là phải gắng sức hát hoặc nói trong khi chứng viêm thanh quản cấp chưa hồi phục, khiến các sợi cơ trong dây thanh đứt; dịch tiết ra để hàn gắn sẽ tích tụ lại thành một hạt nhỏ ở mép dây thanh (có thể một bên hoặc cả hai bên).

Tìm hiểu thêm: Xử lý tận gốc viêm amidan tránh biến chứng toàn thân

Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

Bị khàn tiếng lâu ngày có thể cảnh báo nhiều bệnh như viêm thanh quản mạn tính, hạt dây thanh…

Hạt dây thanh ảnh hưởng đến chất lượng rung thanh, gây rè tiếng. Nó lại không cho 2 mép của các dây thanh khép sát vào nhau, tạo khe hở thanh môn, làm cho một lượng lớn hơi bị thoát mất, rất chóng mệt.
– Ung thư dây thanh: Thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người nghiện thuốc lá lâu năm. Loại ung thư này tiến triển tiềm tàng; dấu hiệu sớm nhất để chẩn đoán chính là khàn tiếng kéo dài.
– Liệt một bên dây thanh: Thường liên quan đến một chấn thương cụ thể, như sau phẫu thuật tuyến giáp. Tóm lại, nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Chỉ cần dùng các thuốc chống cảm cúm thông thường, tăng thể lực, nghỉ ngơi và đặc biệt là kiêng nói, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1-2 tuần lễ.
Khi gặp tình trạng khàn tiếng lâu ngày, tốt nhất bạn nên tới trực tiếp các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Tai mũi họng để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Căn cứ vào mức độ nặng – nhẹ và loại bệnh cụ thể, bạn sẽ được chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.

Bị khàn tiếng lâu ngày báo hiệu nhiều bệnh

>>>>>Xem thêm: Nhận biết và điều trị viêm xoang mãn tính

Chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Thu Cúc được nhiều người tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh

Chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với sự đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị y tế, đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, điều dưỡng viên chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo…đã giúp khám và điều trị thành công nhiều bệnh lý về tai mũi họng. Đặc biệt, bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, hỗ trợ tối đa cho người bệnh khi tới khám và điều trị bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *