“Bí kíp” phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

Bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng tới việc vận động. Tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng cần được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Bạn đang đọc: “Bí kíp” phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

1. Bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, gồm nhiều rễ thần kinh tạo thành. Trong đó L5 và S1 là 2 rễ thần kinh dễ gây đau dây thần kinh toạ thoát vị đĩa đệm nhất. Ngoài ra còn có rễ thần kinh lớn như S1, S2, S3 và L4, L5.

“Bí kíp” phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

Dây thần kinh tọa gồm nhiều rễ thần kinh cấu thành nên

Đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm tại vị trí cột sống thoát khỏi bao xơ, chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức. Bất kỳ đoạn cột sống nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến là thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do 2 vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt nên dễ gây đau dây thần kinh tọa.

2. Thủ phạm gây đau dây thần kinh tọa

2.1. Các nguyên nhân chính

– Sai tư thế: mang vác vật nặng, tư thế lao động, luyện tập thể thao sai cách dễ dây đau dây thần kinh tọa.

– Chấn thương: khi chịu một lực tác động mạnh như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao… đĩa đệm sẽ bị thay đổi vị trí và cấu trúc.

– Thoái hóa tự nhiên: càng lớn tuổi thì cột sống càng dễ thoái hóa, vòng sụn xơ hóa. Bệnh lý này thường gặp ở người từ 35 – 50 tuổi.

2.2. Một số yếu tố gây bệnh khác

– Cân nặng: Cơ thể dư thừa cân nặng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, dễ gây đau dây thần kinh tọa.

– Bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống, gai đôi, gù vẹo cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Công việc hay phải khuân vác nặng, kéo, đẩy, gập người hay nhân viên văn phòng ngồi liên tục từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống đĩa đệm.

3. Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

– Đau thắt lưng đột ngột kèm theo đau dây thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra vị trí trước ngực, dọc khoang liên sườn.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình

“Bí kíp” phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

Người bệnh có cảm giác đau thắt lưng âm ỉ

– Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đau buốt từng cơn, mức độ tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế, ho, hắt hơi, vận động mạnh.

– Khả năng cúi thấp hoặc ưỡn lưng khó.

– Cảm giác yếu, tê cả 2 chi.

– Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị đau đầu, chóng mặt.

4. Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm với 7 cách đơn giản

Việc thực hiện một số giải pháp phòng bệnh sau cũng có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng xấu:

4.1. Duy trì, kiểm soát tư thế tốt

Đây là một trong những cách phòng ngừa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm quan trọng nhất. Một số lưu ý cụ thể như sau:

– Không nên ngồi xổm quá lâu.

– Hạn chế ngồi làm việc liên tục, thỉnh thoảng nên đứng vận động đi lại.

– Không vác đồ quá nặng trên vai để tránh gây áp lực lên cột sống.

– Với người làm việc văn phòng, nên đặt màn hình ở vị trí phù hợp.

4.2. Không hút thuốc lá

Nicotin trong thuốc lá làm suy giảm lượng máu cơ thể cung cấp cho hệ thống xương. Hậu quả sẽ làm suy yếu cột sống và đĩa đệm, từ đó gây ra các bệnh nguy hiểm.

4.3. Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm bằng cách giảm cân

Những người béo phì hoặc thừa cân sẽ có nguy cơ đau thần kinh tọa cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do cột sống phải chịu một trọng lượng cơ thể lớn, dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi mắc bệnh, khả năng hồi phục cũng lâu hơn. Vì vậy, việc giảm cân sẽ giúp ích rất lớn trong việc ngăn viêm và tổn thương cột sống.

4.4. Tập thể dục thường xuyên giúp đẩy lùi bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

Tập thể dục là việc làm quan trọng để phòng bệnh đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số bài tập có lợi cho sức khỏe, bạn nên tham khảo và thực hiện mỗi ngày:

– Thể dục nhẹ nhàng: bơi lội, đạp xe, chạy bộ, đi bộ, khiêu vũ và các bài tập khác giúp làm tăng nhịp tim, không gây đau. Các bài tập nhẹ nhàng này phù hợp cho cả người khỏe mạnh và người đã bị bệnh đau dây thần kinh tọa.

“Bí kíp” phòng bệnh đau dây thần kinh tọa thoát vị đĩa đệm

>>>>>Xem thêm: Thoái hóa khớp từ tuổi 40

Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả

– Các bài tập nâng cao sức mạnh: sử dụng tạ, máy tập tạ hoặc các bài tập liên quan tới việc co cơ, bài tập đẳng áp. Tuy nhiên, người đang bị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng.

– Các bài tập rèn luyện sự dẻo dai: yoga, thái cực quyền… giúp tăng tính linh hoạt cho cơ, cột sống, xương khớp.

Nếu bạn thường xuyên tập luyện các bài tập trên sẽ mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe. Để phòng tránh tổn thương xảy ra trong khi luyện tập, bạn cần duy trì cường độ hợp lý, phù hợp với bản thân.

4.5. Phòng tránh té ngã

Đây là giải pháp thiết thực để hạn chế chấn thương cột sống và gây đau dây thần kinh tọa, cụ thể:

– Chú ý đi giày dép vừa vặn, đúng kích cỡ của chân.

– Sắp xếp vị trí đồ đạc trong nhà luôn ngăn nắp để tránh té ngã.

– Trang bị ánh sáng đầy đủ, đặc biệt là khu vực phòng tắm, cầu thang, phòng có trẻ nhỏ và người già.

– Nên có thanh vịn cho phòng tắm và cầu thang để hạn chế bị ngã.

4.6. Không nên ngồi quá lâu

Việc ngồi trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm và vị trí dây chằng ở lưng dưới. Nếu đặc thù công việc phải ngồi nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên, vận động nhẹ nhàng sau mỗi giờ.

4.7. Cải thiện sức khỏe cột sống

Cột sống chịu tác động nhiều bởi các cơ lưng, xương chậu, mông, cơ hai bên hông. Do vậy, việc cải thiện sức khỏe cho các bộ phận này sẽ giúp cho cột sống khỏe mỗi ngày. Một số bài tập bạn nên tham khảo thực hiện như yoga, pilates… Khi có sự kết nối giữa cơ thể và hệ thần kinh sẽ đem lại nhiều điều lợi cho xương khớp, cột sống và các cơ. Từ đó giúp ngăn ngừa chứng đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *