Bị lồi mắt là như thế nào? Phương pháp điều trị lồi mắt ra sao?

Bị lồi mắt là hiện tượng mắt có xu hướng lồi nhô ra bên ngoài khu vực hốc mắt ban đầu. Bệnh lý này không thể xem thường bởi rất có thể chúng là biểu hiện cho việc cơ thể gặp vấn đề nghiêm trọng.

Bạn đang đọc: Bị lồi mắt là như thế nào? Phương pháp điều trị lồi mắt ra sao?

1. Tìm hiểu chung về hiện tượng lồi mắt

1.1. Hiện tượng bị lồi mắt là như thế nào?

Lồi mắt là từ ngữ dùng để miêu tả tình trạng của mắt bị lồi hoặc nhô hẳn ra bên ngoài hốc mắt. Hiện tượng lồi mắt có thể là hiện tượng di truyền, bị lồi từ khi mới sinh ra, hoặc bị ảnh hưởng do một số vấn đề sức khỏe tiềm tàng. Cần cẩn trọng với hiện tượng lồi mắt bởi rất có thể chúng là biểu hiện của việc rối loạn trong cơ thể.

Bị lồi mắt là như thế nào? Phương pháp điều trị lồi mắt ra sao?

Lồi mắt là từ ngữ dùng để miêu tả tình trạng của mắt bị lồi hoặc nhô hẳn ra bên ngoài hốc mắt

1.2. Khi bị lồi mắt có triệu chứng và dấu hiệu ra sao?

Một số triệu chứng và dấu hiệu khi bạn bị lồi mắt đó là:

– Xuất hiện hiện tượng mắt bị khô hoặc cộm nhiều.

– Mắt bị đỏ, sưng tấy, có thể gặp hiện tượng viêm, sưng hoặc đau mắt, khô mắt,…

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt liên tục.

– Thị lực của mắt suy giảm rất nhanh.

– Mắt có thể xuất hiện hiện tượng nhìn đôi.

– Cảm giác thấy có áp lực trong mắt, xung quanh vùng mắt.

1.3. Trường hợp lồi mắt nào nên đi gặp bác sĩ nhãn khoa?

Trong trường hợp tình trạng lồi mắt xảy ra ở cả 2 bên hoặc lồi khẩn cấp thì chúng ta nên chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi nếu để kéo dài tình trạng này lâu, rất có thể chúng có thể là dấu hiệu cho việc sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng.

2. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng lồi mắt?

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới việc bạn bị hiện tượng lồi mắt. Tuy nhiên, một số nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:

– Bệnh lý Graves: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây lồi mắt. Khi mắc bệnh này, các tế bào miễn dịch sẽ tấn công tuyến giáp tích tụ ở trong hốc mắt, khiến cho các mô mỡ, cơ quanh mắt có xu hướng to, đẩy mắt về phía trước.

– Bệnh lý cường tuyến giáp: bệnh lý sẽ làm giải phóng các hormone có tác dụng kiểm soát quá trình trao đổi chất. Khi tuyến giáp giải phóng quá nhiều các hormone này thì sẽ dẫn đến bệnh lý cường giáp.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý khi chọn kính loạn thị trẻ em

Bị lồi mắt là như thế nào? Phương pháp điều trị lồi mắt ra sao?

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới việc bị hiện tượng lồi mắt

– Người bị u nguyên bào thần kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng lồi mắt.

– Các loại ung thư như bạch cầu, ung thư mô liên kết, u lympho,…cũng là tác nhân gây lồi mắt.

– Mắt bị chấn thương gây tình trạng chảy máu sâu bên trong mắt.

– Bệnh nhân có khối u di căn từ các bộ phận trong cơ thể.

– Gặp các bệnh về mạch máu bất thường.

3. Điều trị tình trạng lồi mắt như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị lồi mắt như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng lồi mắt nặng hay nhẹ, cũng như tìm hiểu các nguyên nhân gây ra lồi mắt.

3.1. Điều trị bệnh lý mắt do tuyến giáp

Nếu tình trạng lồi mắt của bạn là do bạn bị mắc bệnh mắt tuyến giáp, việc điều trị này sẽ cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau: giai đoạn hoạt động, giai đoạn không hoạt động.

– Điều trị bệnh mắt tuyến giáp bằng cách điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp: lúc này bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc để có tác dụng điều chỉnh mức độ hormone tuyến giáp ở trong máu. Việc này sẽ giúp kiểm soát bệnh về mắt không trở nên nghiêm trọng hơn.

– Điều trị với thuốc Corticosteroid: thuốc có chứa corticosteroid sẽ có tác dụng kiểm soát các tình trạng viêm nhiễm của mắt có liên quan tới tuyến giáp. Khi sử dụng corticosteroid, bạn cần chờ khoảng 10 – 12 tuần để nhận thấy sự thay đổi và cải thiện dần dần.

– Điều trị với phương pháp xạ trị: phương pháp xạ trị này sẽ tác động đến các phần mô và cơ ở bên trong hốc mắt. Điều này giúp mắt bớt sưng. Tuy nhiên, phương pháp xạ trị có thể gặp phải một số tác dụng phụ đó là: đục thủy tinh thể, tổn thương phần mô ở phía trong mắt,…

– Kết hợp một số biện pháp khác như: nằm ngủ với tư thế kê cao đầu, đeo kính râm khi đi ra ngoài, sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm,…

3.2. Phẫu thuật để điều trị tình trạng bị lồi mắt

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật để điều trị hiện tượng lồi mắt. Nếu hiện tượng lồi mắt gây ra do các vấn đề khác thì phẫu thuật sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, có 3 loại phẫu thuật điều trị tình trạng lồi mắt đó là:

– Phẫu thuật để hạ áp hốc mắt: khi thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy ra một lượng xương nhỏ ra khỏi hốc mắt.

– Phẫu thuật cho phần mí mắt giúp mắt có thể đóng, mở dễ dàng hơn.

– Phẫu thuật cho vùng cơ mắt giúp mắt thẳng hàng trở lại so với bên mắt kia. giảm hiện tượng nhìn đôi.

3.3. Điều trị các nguyên nhân khác có thể gây lồi mắt

Trường hợp bạn bị mắc các bệnh lý khác nhau gây lòi mắt như viêm mô tế bào, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc kháng sinh để phòng tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, các phương pháp khác như hóa trị liệu, xạ trị, phẫu thuật cắt u,…sẽ được tư vấn khi bạn đi thăm khám tại bệnh viện.

4. Phải làm gì để phòng ngừa tình trạng bị lồi mắt xảy ra?

Bị lồi mắt là như thế nào? Phương pháp điều trị lồi mắt ra sao?

>>>>>Xem thêm: Tăng nhãn áp ở trẻ và những thông tin cha mẹ cần biết!

Lựa chọn những địa chỉ thăm khám mắt uy tín, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành

Để giúp hạn chế xảy ra tình trạng bị lồi mắt, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thì nên bỏ ngay để không làm tình trạng lồi mắt trở nên tệ hơn.

– Sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.

– Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà khi chưa được kê đơn bởi bác sĩ nhãn khoa.

– Thăm khám mắt định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu bất thường.

– Lựa chọn những địa chỉ thăm khám mắt uy tín, có đội ngũ bác sĩ đầu ngành.

Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được tư vấn thêm các thông tin khác hoặc đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *