Nấm miệng là bệnh gây ra bởi tác nhân nấm men Candida và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gây ra sự khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đau đớn. Vậy ngoài điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi hơn? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi hơn
1. Bị nấm miệng kiêng ăn gì để nhanh khỏi hơn?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh trong cơ thể. Một chế độ ăn không đúng cách có thể gây ra các vấn đề như nấm miệng và tưa miệng. Thậm chí nếu kéo dài sẽ khiến tình trạng này nấm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi mắc các bệnh này nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm sau đây:
1.1 Cắt giảm tối đa thực phẩm giàu đường và tinh bột:
Đường từ tinh bột và bánh kẹo là nguồn thức ăn ưa thích của nấm khuẩn Candida. Thức ăn giàu tinh bột cũng cung cấp điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm men trong miệng. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt và thực phẩm tinh bột sẽ thúc đẩy quá trình này, có thể dẫn đến các vấn đề như nấm và các bệnh khác trong miệng. Bởi vậy, khi bị nấm miệng, việc giảm lượng đường và tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày là quan trọng.
Đường và tinh bột thuộc nhóm thực phẩm nên kiêng đầu tiên khi bị nấm miệng (minh họa).
1.2 Bị nấm miệng kiêng ăn gì: hải sản:
Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng và làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Các triệu chứng như ngứa ngáy và nóng rát làm tình trạng nấm Candida nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị, trẻ nên tránh tiêu thụ các loại hải sản giàu dinh dưỡng. Ví dụ như cá biển, tôm, cua, mực, bạch tuộc và sứa để hạn chế các phản ứng dị ứng và giúp giảm bớt tác động của nấm Candida.
1.3 Thức ăn mang tính chất cay nóng
Thức ăn cay nóng có thể gây tổn thương khoang miệng, gây lở loét, sưng tấy và đau đớn. Đồng thời, những loại thức ăn này có thể làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Thậm chí nó còn gây suy giảm chức năng bài tiết độc tố của gan và thận. Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn vì đồ cay nóng. Vì vậy, nên tránh sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt.
1.4 Tạm biệt đồ ăn nhanh trong thực đơn
Bị nấm Candida cần tránh các loại thức ăn như đồ ăn nhanh, đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, mỡ động vật và các món xào rán cũng nên hạn chế trong chế độ ăn. Những loại thức ăn này thường chứa nhiều chất béo không tốt, có thể kích thích sự phát triển mạnh mẽ hơn của nấm Candida và làm cho bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: Đẻ mổ theo yêu cầu
Bác sĩ đang kiểm tra xem bệnh nhân có bị nấm miệng hay không (minh họa).
1.5 Nói không với chất kích thích có trong bia rượu
Cần tránh xa các chất kích thích như rượu, bia và cà phê khi bị nấm miệng. Bởi chúng đều gây hại cho cơ thể và làm mất cân bằng vi sinh trong cơ thể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự sản sinh độc tố từ nấm Candida.
1.6 Kiêng thực phẩm chế biến lên men
Ngoài ra, thực phẩm lên men như dưa chua, bánh mì, dấm, dăm bông cũng nên tránh. Các sản phẩm lên men này có thể kích thích sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida. Từ đó, khiến cho quá trình điều trị nấm trở nên khó khăn hơn. Việc tránh xa những loại thức ăn này có thể giúp giảm tăng trưởng của nấm Candida.
Lưu ý rằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống trên nên được thảo luận với bác sĩ trước. Mục đích để đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng mà không làm gia tăng nấm Candida.
2. Top 4 thực phẩm người bị nấm miệng nên ăn
Khi đối mặt với tình trạng nấm miệng, cân nhắc và lựa chọn các loại thực phẩm có thể giúp làm dịu và hỗ trợ trong việc điều trị. Dưới đây là 5 lựa chọn về thực phẩm hữu ích cho bạn:
2.1. Sữa chua:
Sữa chua rất tốt cho việc điều trị nấm miệng ở người lớn và trẻ em. Sữa chua cung cấp lợi khuẩn, có lợi cho hệ vi sinh trong khoang miệng của trẻ. Điều này giúp làm cân bằng hệ vi sinh, làm giảm sự phát triển của nấm Candida. Hơn nữa, khi khó khăn trong việc nuốt, sữa chua là một thực phẩm mềm và dễ ăn. Đặc biệt là khi niêm mạc miệng bị tổn thương đồ cứng là nỗi ám ảnh. Để kiểm soát nấm Candida, hãy chọn sữa chua không đường để tránh nạp đường.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư vòm họng cần lưu ý
Sữa chua là thực phẩm giàu lợi khuẩn cho cơ thể, hữu ích cho người bị nấm miệng.
2.2. Nước chanh:
Chanh là một loại trái cây có tính sát khuẩn và có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn và nấm. Khi trẻ mắc nấm miệng, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh pha loãng trong nước ấm để súc miệng, hoặc kết hợp với mật ong để uống, giúp cải thiện tình trạng nấm miệng.
Tuy nhiên, cần lưu ý pha loãng nước chanh một cách cẩn thận khi sử dụng cho trẻ, tránh sử dụng nước chanh đậm đặc, để tránh tác động quá mạnh của acid trong nước chanh, gây tổn thương cho vùng miệng của trẻ.
2.3 Tinh bột nghệ và tiêu đen:
Mặc dù tiêu đen thường không được khuyên dùng khi trẻ bị nấm miệng, nhưng khi kết hợp cùng tinh bột nghệ và sử dụng đúng liều lượng, chúng có thể là một phương pháp hiệu quả trong việc điều trị nấm miệng. Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với tiêu đen có khả năng tiêu diệt nấm Candida albicans trong thời gian ngắn.
Cách thực hiện rất đơn giản và ai cũng có thể thực hiện trong vài phút. Bạn chỉ cần trộn nửa thìa cà phê bột nghệ với một chút tiêu đen, sau đó pha trong nước ấm. Sau đó, bạn có thể cho trẻ uống một thìa nhỏ hỗn hợp này và sử dụng nó để súc miệng, giúp trong quá trình chữa trị nấm miệng.
2.4 Vitamin C:
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Điều này làm cho cơ thể trở nên kháng lại sự phát triển của nấm Candida. Do đó, hãy tối ưu hóa việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ quá trình chữa trị nấm miệng cho trẻ.
Hy vọng những thông tin về bị nấm miệng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi hơn sẽ hữu ích với bạn đọc. Bệnh nấm miệng có thể gây nhiều tác động xấu đến người bệnh, nhất là khiến trẻ nhỏ quấy khóc, biếng ăn. Vì vậy, hãy chủ động giữ khoang miệng sạch sẽ cũng như chăm sóc và xử lý đúng cách khi lưỡi bị nấm bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.