Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

Trong thai kỳ, mẹ có thể gặp tình trạng ngứa ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Tình trạng này nếu không được xử trí sớm sẽ gây ra khó chịu và có thể dẫn tới những nguy hại khác. Bài viết sau sẽ cung cấp những cách trị ngứa khi mang thai hiệu quả cho mẹ bầu.

Bạn đang đọc: Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

1. Vì sao bị ngứa khi mang thai?

Bị ngứa khi mang thai tháng đầu hay bị ngứa khi mang thai tháng cuối là hiện tượng khá phổ biến. Tình trạng ngứa khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: vùng kín, lòng bàn tay hoặc hân, hậu môn, nhũ hoa…Vì thế các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng nhé.

Thường lý do khiến mẹ bầu bị ngứa là do sự gia tăng của các hormone estrogen và các vùng như da ngực, bụng, đùi có sự co giãn nên khiến cơ thể cảm thấy ngứa ngáy.

Tuy nhiên, tình trạng này không quá nguy hiểm và sẽ biến mất khi mẹ sinh xong. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc xuất hiện thêm những biểu hiện bất thường khác thì các mẹ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu những cách xử trí khi có hiện tượng ngứa lúc mang thai để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.Bà bầu nổi mẩn ngứa

Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

Mẩn ngứa khi mang thai

2. Các trường hợp bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

Dưới đây là những trường hợp bị ngứa khi mang thai phổ biến xảy ra và cách xử trí

2.1. Ngứa vùng kín khi mang thai

Ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu hay ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối cũng là những triệu chứng thường gặp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp như: thay đổi nội tiết tố, do viêm nhiễm âm đạo, mẹ bầu bị trĩ khi mang thai, mẹ bầu ra nhiều mồ hôi khiến những vị trí dưới háng ẩm ướt, gây ra hiện tượng ngứa vùng kín…

Các mẹ nên giữ gìn vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày sau khi quan hệ; mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát; hạn chế ngồi lâu ở nơi quá nóng; tránh dùng xà phòng hay những dung dịch có tính chất tẩy rửa mạnh…

>> Tìm hiểu: Quan hệ khi mang thai có nên không?

Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

Ngứa vùng kín khi mang thai

2.2. Ngứa bụng khi mang thai

Lý do mẹ bầu bị ngứa bụng chủ yếu là do da vùng bùng bị căng da và thường xảy ra vào giai đoạn giữa (tuần thứ 13 – 28) chứ ít khi ngứa bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị ngứa bụng, mẹ bầu không nên gãi vì càng khiến da bị kích ứng hơn; có thể dùng kem dưỡng ẩm nhẹ để giảm bớt cơn ngứa tạm thời; tắm nước ấm hay kết hợp với tắm bằng yến mạch

Tìm hiểu thêm: Ung thư cổ tử cung giai đoạn III

Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

Ngứa bụng khi mang thai

2.3. Ngứa rốn khi mang thai

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa rốn như: gia tăng hormone estrogen; mẹ có tiền sử da khô; bị căng giãn của vùng bụng. Rốn lồi ra ngoài ma sát với quần áo có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tránh để mồ hôi đọng ở vùng rốn; mặc quần áo rộng rãi; không nên dùng xà bông hay sữa tắm có độ tẩy rửa mạnh; ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A; uống đủ nước mỗi ngày.

Bị ngứa khi mang thai và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi không nên ăn gì?

Ngứa rốn khi mang thai

2.4. Ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai

Bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân nhưng cũng là triệu chứng bình thường mà mẹ bầu không nên quá lo lắng. Sự thay đổi hormone  làm gia tăng sự lưu thông máu cũng như thay đổi về các mô tại vùng ngực. Ngoài ra, cũng có thể do cách mẹ vệ sinh chưa đúng cũng gây ngứa đầu nhũ hoa.

Khi bị ngứa đầu nhũ hoa, các mẹ phải hết sức chú ý vệ sinh, chăm sóc vùng ngực bằng cách:

Lựa chọn mặc những chiếc áo ngực vừa vặn với cơ thể, đúng kích cỡ, chất liệu thấm hút mồ hôi

Có thể dùng nước sạch để vệ sinh đầu nhũ hoa, loại bỏ chất bẩn từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Nhớ massage nhẹ nhàng; dùng khăn mềm, sạch để xoa núm vú giúp đẩy phần da thừa ở khu vực này.

Trên đây là những triệu chứng bị ngứa khi mang thai và cách điều trị. Điều quan trọng nhất là vệ sinh sạch sẽ cơ thể và chú ý vấn đề dinh dưỡng các mẹ nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Xem thêm

>> Đau đầu chóng mặt khi mang thai

> Khó thở khi mang thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *