Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính được ví như một “thách thức” trong lĩnh vực y tế do chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng vắc xin phòng bệnh uốn ván. Vậy bị ngứa sau khi tiêm uốn ván có sao không? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Bị ngứa sau khi tiêm uốn ván: Nguyên nhân và cách xử lý
1. Lợi ích của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do vi khuẩn Clostridium tetani tạo ra ngoại độc tố gây ảnh hưởng tới vết thương hở trên cơ thể. Những người có vế thương hở dễ bị nhiễm uốn ván chủ yếu là phụ nữ chuyển dạ sinh thường và trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn.
Khi mắc uốn ván, bạn sẽ có những triệu chứng đau đớn, khó chịu tại vết thương, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Tiêm uốn ván là vắc xin cần thiết đối với bà bầu và trẻ sơ sinh nhằm phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể hoàn toàn ngăn chặn vi khuẩn này thông qua việc tiêm vắc xin. Khi được tiêm vắc xin, cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể, xây dựng một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi vi khuẩn uốn ván.
Uốn ván là một trong những vắc xin không thể thiếu trong quá trình thai kỳ. Lý do là trong thời gian mang bầu, cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn do một phần hệ miễn dịch suy giảm. Để giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn đối với mình và con yêu, mẹ bầu nên đảm bảo tiêm đủ các loại vắc xin. Hơn nữa, việc tiêm vắc xin uốn ván cũng giúp thai nhi tránh được nguy cơ nhiễm trùng rốn sau khi sinh nhờ vào kháng thể có thể được truyền từ người mẹ qua nhau thai.
Vậy bị ngứa sau khi tiêm uốn ván có sao không? Bạn hãy cuộn xuống tiếp để đọc tiếp thông tin trong bài viết này nhé.
2. Những tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm uốn ván
Phản ứng của cơ thể đối với việc tiêm vắc xin uốn ván có thể khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Một số người có thể trải qua các phản ứng phụ nghiêm trọng, nhưng đa số chỉ gặp phải các phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm và tự hết sau vài ngày. Điều này là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng để tạo ra miễn dịch. Những phản ứng phụ bạn có thể gặp phải bao gồm:
– Đau, nóng, đỏ hoặc sưng tại vị trí tiêm: Bị ngứa sau tiêm uốn ván là một trong những phản ứng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin. Cảm giác đau, ngứa, nóng đỏ sẽ giảm dần và hoàn toàn biến mất trong vòng vài ngày. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn (như paracetamol).
Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của vắc xin viêm gan A B trong xã hội hiện đại
Ngứa, sưng chỗ tiêm hoặc sốt là tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm uốn ván
– Sốt: Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, một số người có thể gặp tình trạng sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu sốt cao và kéo dài trên 39 độ C, bạn nên tìm đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
– Đau đầu, đau người: Bạn cũng có thể cảm thấy đau đầu hoặc đau mỏi ở nhiều nơi trên cơ thể sau khi tiêm vắc xin. Các tác dụng phụ này thường sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn. Các loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng nếu bạn cảm thấy cần thiết.
– Mệt mỏi: Ngoài phản ứng bị ngứa sau tiêm uốn ván, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đây là một tác dụng phụ khá phổ biến, chỉ ra rằng cơ thể và hệ miễn dịch của bạn đang phản ứng để tạo ra miễn dịch chống lại bệnh uốn ván.
– Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy: Đây là những tác dụng phụ đặc trưng của vắc xin Tdap. Trung bình, mỗi 10 người tiêm vắc xin Tdap sẽ có 1 người gặp phải phản ứng phụ này. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng và nước, tránh ăn những thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa.
3. Bị ngứa sau khi tiêm uốn ván có sao không?
Vắc xin uốn ván giống như hầu hết các vắc xin phòng ngừa bệnh khác, sau khi tiêm có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn, thường gặp nhất là sưng và ngứa tại chỗ tiêm. Điều này xảy ra bởi vì vắc xin được chế tạo từ chính các vi khuẩn gây ra bệnh đã được giảm độc lực. Mục tiêu của việc này là kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường, nên bạn không cần quá lo lắng. Bị ngứa sau tiêm uốn ván sẽ tự hết sau vài ngày. Trường hợp kéo dài, bạn hãy đến trung tâm tiêm chủng hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị (nếu cần thiết).
4. Bị ngứa sau tiêm uốn ván nên làm thế nào?
Để làm giảm kích ứng bị ngứa sau tiêm uốn ván, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh bằng cách sử dụng túi đá nhỏ hoặc khăn bọc đá viên nhỏ chườm lên vùng da đã tiêm. Khi chườm lạnh, thực hiện việc đặt túi đá lên vết tiêm trong khoảng 30 giây, sau đó tạm thời loại bỏ trong khoảng 5 giây trước khi tiếp tục. Bạn hãy thực hiện liên tục trong khoảng 20 – 30 phút.
Nếu sau 24 giờ, sưng và ngứa vẫn còn, hãy chuyển sang chườm nóng để giảm sưng nhanh chóng. Hãy nhớ không bao giờ áp đá trực tiếp lên vết tiêm, vì điều này có thể làm vết sưng ngứa trở nên tệ hơn.
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm cho trẻ sơ sinh: Mũi viên gan B và bệnh lao
Bạn có thể chườm nóng, lạnh lên vết tiêm để giảm sưng ngứa
Không nên đắp lát khoai tây hoặc dùng nước vôi dùng để nhai trầu để xoa lên vết tiêm để giảm sưng và ngứa sau khi tiêm vắc xin uốn vánT, bởi có thể gây ra một số kích ứng không mong muốn tùy theo cơ địa từng người. Chính vì thế, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi áp dụng các phương pháp dân gian.
Một “mẹo” khác để giảm sưng và ngứa sau tiêm vắc xin là nhẹ nhàng mát-xa xung quanh vùng da đã tiêm trong khoảng 20 – 30 phút ngay sau khi tiêm. Điều này giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm sưng nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng sốt cao, vết tiêm đau nhức, sưng lớn và kéo dài, hãy đảm bảo bù đủ nước và tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Trên đây bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về chủ đề bị ngứa sau tiêm uốn ván. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc về các gói tiêm chủng, hãy để lại thông tin để được Thu Cúc TCI hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.