Gần 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP, trong đó nguyên chủ yếu là do thói quen ăn uống hàng ngày. Nhiều người được chẩn đoán là “dương tính” với vi khuẩn HP rất lo lắng không biết rằng: Bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì? Để tìm các loại thực phẩm mà người bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn nhằm giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị nhiễm vi khuẩn hp không nên ăn gì?
- Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây các bệnh lý về dạ dày điển hình là viêm loét dạ dày. (ảnh minh họa)
Người bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì? vì có một số loại thực phẩm có thể dễ gây kích thích, làm tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn HP trong dạ dày. Khi các vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ sẽ làm tăng các vết loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày, lâu ngày gây ra chảy máu dạ dày và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là ung thư dạ dày.
Các thực phẩm không nên ăn
Thực phẩm chua, cay
- Người bị vi khuẩn HP không nên ăn các thực phẩm chua, cay. (ảnh minh họa)
Các loại thực phẩm hay gia vị chua, cay như dấm, cà muối, dưa muối, ớt, sa tế khiến ra tăng lượng axit có trong dạ dày. Điều này sẽ khiến chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn, đồng thời môi trường acid trong dạ dày nhiều khi chúng ta ăn các loại thực phẩm chua, cay này sẽ khiến vi khuẩn HP hoạt động mạnh mẽ hơn, vì chúng phải tiết ra nhiều hoạt chất là enzyme urease để trung hòa nồng độ acidn trong dạ dày như vậy mới chúng mới có thể tồn tại được.
Khi vi khuẩn HP hoạt động mạnh mẽ, chúng sẽ làm tăng khả năng viêm loét ở niêm mạc thành dạ dày, khiến các vết loét ngày một to hơn, dễ gây xung huyết dạ dày, lây ngày gây nhiễm trùng thậm chí là ung thư dạ dày nếu không có biện pháp can thiệp và xử trí kịp thời.
Nội tạng động vật
Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày xong bị đau bụng có sao không?
- Người bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn các thực phẩm từ nội tạng động vật. (ảnh minh họa)
Nội tạng động vật có thể chứa rất nhiều loại virus, vi khuẩn trong đó có thể có cả vi khuẩn HP nếu như các loại thức ăn này không được chế biến sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Khi ăn các loại thức ăn này nếu có chứa vi khuẩn HP chúng sẽ kết hợp với loại vi khuẩn HP có sẵn trong cơ thể, khi số lượng đông hơn chúng hoạt động cũng mạnh hơn, khiến tình trạng viêm loét dạ dày ngày càng nặng hơn.
Nếu các loại thức ăn này không chứa vi khuẩn HP nhưng chứa một số virus, vi khuẩn có hại khác, thì khi vào trong dạ dày con người chúng kết hợp với vi khuẩn HP có sẵn trong cơ thể tạo ra sự rối loạn trong đường ruột hay còn gọi là “loạn khuẩn đường ruột” gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Trái cây chua
Các loại trái cây có vị chua (ví dụ như : cam, bưởi, chanh, me,…) có chứa nguy cơ làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ, và khiến cho dạ dày phải co bóp và nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, hay các loại rau chứa nhiều chất xơ, các trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), hay là thịt nhiều gân sụn… Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất một khoảng thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày kích thích sự hoạt động của vi khuẩn HP bên trong dạ dày khiến chúng “thức tỉnh” và hoạt động mạnh mẽ hơn.
Thịt đỏ
Khi ăn thịt đỏ vào trong cơ thể sẽ làm cho cơ thể chúng ta cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiêu hóa, bởi vì các protein động vật thường sẽ có hàm lượng axit cao. Vì vậy, khi chúng ta muốn tiêu hóa các loại thịt đỏ này, cơ thể chúng ta sẽ phải tăng sản xuất các loại axit trong dạ dày. Sự gia tăng axit nói trên đương nhiên sẽ khiến vi khuẩn HP ra tăng sự hoạt động của mình và ra tăng sự tác động “xấu” của chúng lên niêm mạc thành dạ dày của người bệnh.
Ngoài những loại thực phẩm nêu trên người bị nhiễm vi khuẩn HP cũng nên lưu ý là:
– Không nên ăn quá no
– Không nên để quá đói rồi mới ăn.
Bởi vì khi ăn quá no sẽ làm cho dạ dày phồng căng, và sinh ra nhiều loại axit có hại, vi khuẩn HP sẽ hoạt động mạnh hơn để chiến đấu với các loại vi khuẩn mới này để dành lại môi trường sịnh sống cho riêng mình. Để quá đói mới ăn khiến dạ dày tiết ra nhiều acid, kích thích sự hoạt động của vi khuẩn HP mạnh hơn như đã trình bày ở trên.
Điều trị vi khuẩn HP như thế nào?
Để tiêu diệt vi khuẩn HP trên những đối tượng có nhiễm khuẩn HP được chỉ định đối với các trường hợp: viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp, mạn tính, ung thư dạ dày… cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng các vết loét, tình trạng viêm nhiễm, mức độ của bệnh để từ đó có phác đồ điều trị tốt nhất nhằm ức chế hoặc tiêu diệt loại vi khuẩn này.
Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho những người nhiễm vi khuẩn HP trong trường hợp: gia đình có người mắc bệnh ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày…
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
- Chuyên khoa Tiêu hóa Thu Cúc là địa chỉ thăm khám và điều trị vi khuẩn HP uy tín hiện nay.
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến tại Thu Cúc giúp phát hiện sớm vi khuẩn HP là nội soi dạ dày không đau (nội soi dạ dày qua đường mũi và nội soi dạ dày gây mê) và kiểm tra vi khuẩn HP qua hơi thở. Chuyên khoa Tiêu hóa Thu Cúc là đơn vị Uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng và đã phát hiện chính xác vi khuẩn HP từ đó có phác đồ điều trị tốt nhất mang lại sức khỏe cho người bệnh.