Bệnh nứt kẽ hậu môn là nỗi ám ảnh lớn với người bệnh do có nhiều triệu chứng khó chịu. Vậy bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao để có thể điều trị dứt điểm bệnh?
Bạn đang đọc: Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao? – Góc giải đáp
1. Mối hiểm nguy khi bị nứt kẽ hậu môn
Nếu bị nứt kẽ hậu môn mà bệnh nhân e ngại việc điều trị, không kịp thời xử lý sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:
– Vết nứt lan rộng: Hiện tượng lan rộng của vết nứt vào cơ vòng hậu môn sẽ khiến quá trình điều trị rất khó khăn. Vết nứt sẽ rất khó lành và có thể cần can thiệp điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể dứt điểm.
– Nhiễm trùng vùng hậu môn: Vết nứt càng nhiều thì trong quá trình đi vệ sinh, phân có thể bị sót lại trong các vết nứt, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây nên nhiễm trùng. Nứt kẽ hậu môn cũng gây nên nhiều bệnh lý khó chịu khác như áp xe vùng hậu môn, rò hậu môn…
– Bệnh trở thành mạn tính: Nứt kẽ hậu môn trở nên mạn tính gây ra thiếu máu do quá trình mất máu kéo dài. Sức khỏe người bệnh bị giảm sút, cơ thể mệt mỏi không có tinh thần làm việc và sinh hoạt, cân nặng sụt giảm, dễ bị ngất xỉu…
– Cơ thể suy nhược nghiêm trọng: Với các dấu hiệu đau đớn khó chịu vùng hậu môn, người bệnh rất dễ mệt mỏi về thể chất lĩnh tinh thần, cảm thấy lo lắng tự ti với bệnh của mình. Người bệnh thường có suy nghĩ giấu bệnh và khiến tình trạng càng thêm trầm trọng.
2. Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao?
Người bị nứt kẽ hậu môn không nên tự ý áp dụng các phương thuốc dân gian hoặc các phương thuốc dân dân truyền miệng để điều trị. Điều này có thể làm vết nứt thêm nghiêm trọng dẫn đến biến chứng nguy hiểm, việc điều trị thêm đau đớn và khó lành. Để được điều trị hiệu quả, cần tìm đến cơ sở uy tín để thăm khám cụ thể.
2.1. Bị nứt kẽ hậu môn phải làm sao – Điều trị bằng thuốc
Điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp bệnh nứt kẽ hậu môn đang ở giai đoạn đầu, chưa gây biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc với tác dụng làm mềm phân, giãn cơ thắt để giúp quá trình đi vệ sinh được dễ dàng. Đồng thời, một số loại thuốc bôi giúp làm dịu cơn khó chịu từ vết nứt cũng được chỉ định.
Kết hợp với điều trị bằng thuốc, thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hồi phục và chữa khỏi bệnh nứt kẽ hậu môn. Người bệnh cần sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước và sinh hoạt lành mạnh.
Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày về đêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
2.2. BỊ nứt kẽ hậu môn phải làm sao – Phẫu thuật khi bệnh mức độ nặng
Phẫu thuật là giải pháp dành cho những bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn giai đoạn nặng hơn và điều trị bằng thuốc không có tác dụng. Hiện nay việc điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật cũng đã trở nên đơn giản hơn nhờ công nghệ mới và máy móc hiện đại.
– Đối với vết nứt mới, phương pháp nong hậu môn sẽ có tác dụng điều trị hiệu quả vết nứt, đồng thời ngăn ngừa được sự chít hẹp của lỗ hậu môn, giúp quá trình đi vệ sinh của người bệnh được thông thuận.
– Đối với vết nứt cũ thường sẽ được cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt hậu môn. Phương pháp được tiến hành bằng cách tạo ở cơ vòng hậu môn 1 vết rạch, sau đó áp dụng các biện pháp để sửa lại các vết rách ở hậu môn. Khi tạo vết rạch ở cơ vòng sẽ giúp làm giảm sức căng và áp lực lên các vết nứt hậu môn.
3. Nên làm gì để tránh tái phát nứt kẽ hậu môn?
Nứt kẽ hậu môn có thể bị tái phát nếu sau điều trị, bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn về thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể:
– Người bệnh nên đi đại tiện theo giờ để hình thành thói quen tốt, tránh táo bón lâu ngày gây vết nứt.
– Không nên dùng quá sức để rặn vì sẽ làm gia tăng nguy cơ gây nứt kẽ. Có thể sử dụng phương pháp thụt tháo nếu cần
– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh là điều rất quan trọng. Nếu không vệ sinh sạch, vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm vùng hậu môn.
– Chế độ dinh dưỡng cần được xây dựng theo thực đơn lành mạnh như: Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu như khoai lang, củ cải, ăn nhiều rau xanh; hạn chế đồ cay chiên nóng; không nên dùng chất kích thích; uống nhiều nước mỗi ngày…
– Sinh hoạt lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, thể dục đều đặn hằng ngày
– Giữ thói quen thăm khám định kỳ hệ tiêu hóa. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín chứ không nên tự ý điều trị bệnh.
>>>>>Xem thêm: Trào ngược dạ dày có trị hết không: Giải đáp – Hướng dẫn điều trị
4. Kết luận
Nứt kẽ hậu môn tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều bất tiện, ám ảnh cho người bệnh. Đặc biệt, chỉ một sai sót nhỏ trong điều trị sẽ khiến tình trạng thêm khó chịu, bệnh càng dai dẳng khó lành. Do đó, bệnh nhân nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để xử lý rò hậu môn hiệu quả, an toàn.