Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng

Bệnh quai bị được coi là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời hiệu quả. Khi bị quai bị người bệnh cần chú ý kiêng cẩn thận để tránh gây biến chứng. Vậy người bệnh bị quai bị kiêng những gì?

Bạn đang đọc: Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng

Bị quai bị có nguy hiểm không?

Người bệnh quai bị nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả có thể gây nên biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng như:

Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.

Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng
Bệnh quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .

Viêm tụy: Có tỷ lệ 3-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Bệnh quai bị ở phụ nữ có thai: Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.

Một số biến chứng khác: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Bị quai bị kiêng những gì?

Người bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời với chế độ kiệng kỵ hiệu quả như:

– Người bệnh cần được cách ly khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh. Không đi đến những nơi đông người, khu vực công cộng… tránh lây nhiễm cho người khác.

Tìm hiểu thêm: Cách để phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus

Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng
Người bệnh quai bị cần kiêng nước lạnh

– Kiêng nước lạnh, kiêng gió và nhớ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

– Hạn chế vận động, thường xuyên nghỉ ngơi (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

– Kiêng đồ ăn chua và đồ uống có chất kích thích. Các loại thực phẩm này khiến tuyến nước bọt phân tiết làm quai bị sưng to lên, có thể khiến bệnh bị biến chứng. Ngoài ra người bệnh không nên ăn đồ nếp hay các thực phẩm khó tiêu.

– Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.

Ngoài ra, người bị bệnh quai bị phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.

Bị quai bị kiêng những gì?cẩn thận để tránh gây biến chứng

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng của bệnh lậu có xu hướng tăng nhanh

Ăn đa dạng các loại rau xanh tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch. Bạn có thể chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp điều trị bệnh quai bị hiệu quả, tư vấn chế độ ăn uống phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *