Ở thời điểm niềng răng, răng nướu của mọi người thường rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc đặc biệt. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách, tăng hiệu quả chỉnh nha.
Bạn đang đọc: Bí quyết chăm sóc răng miệng khi niềng răng bạn cần biết
1. Vì sao phải chăm sóc răng khi niềng?
Răng miệng là cơ quan đảm nhiệm chức năng chính là ăn nhai, phát âm và tạo nên khuôn mặt thẩm mỹ cho con người. Niềng răng là giai đoạn rất nhạy cảm đối với răng miệng, dễ bị các tác nhân có hại tấn công. Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người cần chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe hàm răng cũng như bảo đảm hiệu quả chỉnh nha theo đúng phác đồ điều trị.
Cụ thể:
– Vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ các vụn thức ăn thừa hình thành mảng bám ở khu vực kẽ răng, dưới nướu, dưới mắc cài…
– Ngăn ngừa mảng bám hình thành cao răng, tạo điều kiện và môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh.
– Bảo vệ sức khỏe và độ chắc chắn của hàm răng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng…
– Hạn chế ngả màu, ổ vàng gây mất thẩm mỹ trong và sau khi niềng răng.
– Góp phần nâng cao hiệu quả chỉnh nha, giúp răng được điều chỉnh về đúng vị trí, rút ngắn thời gian và tăng tuổi thọ cho răng.
– Giảm nguy cơ mắc một các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ thần kinh…
– Tạo tinh thần thoải mái cho mọi người trong quá trình gắn mắc cài.
Bất kỳ ai cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức vệ sinh và chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng để nâng cao sức khỏe. thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bản thân.
Niềng răng là giai đoạn rất nhạy cảm đối với răng miệng, dễ bị các tác nhân có hại tấn công nên cần được chăm sóc đúng cách
2. Lưu ý nguyên tắc chăm sóc răng miệng khi niềng răng
2.1. Vệ sinh răng miệng
– Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, mảnh, đầu bàn chải thuôn để dễ dàng len sâu vào các vị trí bên trong khi đánh răng.
– Chọn kem đánh răng chứa lượng flour phù hợp, ít gây ê buốt răng và có độ mài mòn vừa phải.
– Chải răng thật kỹ và ít nhất là 2-3 lần mỗi ngày sau khi thức dậy, sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
– Chải răng theo chiều dọc, chiều xoay tròn đều khắp các bề mặt răng từ trong ra ngoài.
– Chải sạch cả phần cao, thấp và bên cạnh của mắc cài để làm sạch thức ăn bám trên đó.
– Làm sạch mặt lưỡi bằng mặt lưng của bàn chải chuyên dụng hoặc các dụng cụ vệ sinh lưỡi riêng biệt để loại bỏ phần lớn vi khuẩn răng miệng trú ngụ ở khu vực này.
– Sử dụng nước súc miệng chuyên biệt hoặc nước muối sinh lý 0,9% để súc sạch khoang miệng sau khi chải răng.
– Sau khi đánh răng xong, bạn nên vệ sinh kỹ lưỡng các dụng cụ chải răng và để chúng ở những nơi sạch sẽ, khô ráo.
– Lưu ý, thay mới bàn chải sau khoảng 3-4 tháng sử dụng hoặc ngay khi bạn phát hiện thấy chúng có các dấu hiệu bị xù lông, gây trầy xước, chảy máu nướu trong quá trình đánh răng.
Tìm hiểu thêm: Mổ nội soi thông tắc vòi trứng và những lưu ý quan trọng
Chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách bằng việc chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày
2.2. Chăm sóc răng miệng
Song song với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học, một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe hàm răng tốt hơn và đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ nhất. Bạn cần lưu ý:
– Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa trong thời gian đầu sau khi mới gắn mắc cài.
– Tránh những thực phẩm quá dai, cứng hoặc có kích thước quá lớn để tránh làm bong tróc mắc cài hoặc sứt mẻ khay niềng.
– Tăng cường ăn các thực phẩm tươi xanh, lành mạnh, giàu các loại vitamin tốt cho răng lợi như A, D, C…
– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt nhân tạo, dầu mỡ hoặc có tính axit quá cao.
– Uống nhiều nước để đảm bảo cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, giảm thiểu vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh.
– Không hút thuốc lá, uống rượu, uống bia, sử dụng đồ uống có gas để tránh làm ố vàng và hỏng men răng.
– Massage nướu nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông, tuần hoàn tốt hơn giúp làm giảm tình trạng sưng đau, viêm nướu.
2.3. Thăm khám nha khoa
Trong quá trình niềng răng, bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để siết dây cung và điều chỉnh khí cụ niềng. Trong các buổi hẹn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy toàn bộ cao răng và mảng bám gây sâu răng, hôi miệng.
Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, tụt nướu, chảy máu chân răng, ê buốt răng… bạn cần tái khám ngay để được các bác sĩ xử trí kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha.
>>>>>Xem thêm: Dành cho những ai đang băn khoăn trám răng cửa có đau không
Tái khám định kỳ trong quá trình niềng và lấy cao răng thường xuyên để tăng hiệu quả chỉnh nha
Để răng miệng luôn khỏe mạnh, việc chăm sóc răng miệng trong khi niềng răng đúng cách là điều quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Bất kỳ ai cũng cần xây dựng một kế hoạch vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học để bảo vệ sức khỏe răng và giúp quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, rút ngắn thời gian phải đeo mắc cài.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.