Bí quyết để luôn khỏe mạnh trong mùa đông

Mùa đông với thời tiết khô hanh, lạnh giá là thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất trong năm, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, phụ nữ có thai. Để có một cơ thể khỏe mạnh trong suốt mùa đông lạnh giá cũng như cả năm vui khỏe, cùng tham khảo một số bí quyết đơn giản trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Bí quyết để luôn khỏe mạnh trong mùa đông

Bí quyết để luôn khỏe mạnh trong mùa đông

Mùa đông với thời tiết khô hanh, lạnh giá là thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất trong năm, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người già, phụ nữ có thai.

Ăn nhiều sữa chua

Không chỉ thơm ngon, hấp dẫn mà sữa chua còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy lượng calo “khiêm tốn” trong sữa chua có thể giúp:

  • Ngăn ngừa loãng xương
  • Giảm nguy cơ huyết áp cao
  • Hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và bệnh viêm ruột

Giảm ợ nóng do ăn uống thiếu hợp lý trong dịp lễ lạt

Đông về cũng là thời điểm của vô số các ngày lễ, kỳ nghỉ (Giáng Sinh, Tết…). Việc ăn uống thiếu hợp lý, ăn quá nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ và bỏ qua thực đơn khoa học quen thuộc hàng ngày dễ gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn tới ợ nóng. Hãy thử áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây để giảm thiểu tình trạng này:

  • Thưởng thức những món ăn ưa thích trong chừng mực.
  • Tránh xa những thực phẩm có thể gây ợ nóng như thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn có chứa nhiều đường…
  • Nằm, đi ngủ ngay sau khi ăn rất dễ gây ợ nóng. Thay vào đó hãy đi bộ nhẹ nhàng, từ bàn ăn ra ngoài cửa chẳng hạn. Đây là một cách rất tuyệt vời để ngăn chặn chứng ợ nóng.

Tập thiền định

Cuối thu – đầu đông kéo nền nhiệt độ xuống thấp, không có nắng, ánh sáng ban ngày thì mờ nhạt khiến nhiều người hay cảm thấy mệt mỏi, chán nản mà không có nguyên nhân. Đây còn gọi là hội chứng trầm cảm theo mùa  – một dạng rối loạn khí sắc thường xảy ra lúc giao mùa thu – đông, khi đất trời có nhiều vận động thay đổi, ánh sáng yếu ớt khiến cơ thể con người thiếu tổng hợp vitamin D (hấp thu qua da), thiếu hụt chất Tryptophan (chất tạo ra Serotonin – hormone chống trầm cảm), nhưng lại kích thích sản xuất chất Melatonin (thúc đẩy giấc ngủ),  gây ra rối loạn tình cảm, tác động lớn đến tinh thần như suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt…
Hãy giành thời gian thiền định, nhắm mắt lại, tập thở và xua tan những suy nghĩ tiêu cực, giúp cơ thể thư giãn và làm dịu đi căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy thiền định giúp hạ huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch.

Tìm hiểu thêm: Hội chứng Patau là gì? trẻ sơ sinh nhiễm bệnh sống

Bí quyết để luôn khỏe mạnh trong mùa đông

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để phát hiện bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh)?

Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng và sức đề kháng để phòng chống lại bệnh tật.

Ăn uống lành mạnh

Mùa đông là thời điểm mà chúng ta thường ăn nhiều hơn để bù đắp năng lượng cho cơ thể. Vì thế nếu không có chế độ ăn uống hợp lý rất dễ bị tăng cân.

  • Hạn chế các thực phẩm  giàu đường bột tinh chế như bánh ngọt, cơm, bánh mì… thường khiến bạn tăng cân nhanh cho chúng được tiêu hóa một cách nhanh chóng và gây ra lượng đường trong máu và insulin tăng. Thay vào đó hãy chuyển sang các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ.
  • Uống đủ nước: mùa đông không có nghĩa là cơ thể không bị mất nước. Thêm vào đó điều hòa không khí và các hệ thống sưởi đều là những tác nhân khiến cơ thể dễ bị mất nước. Vì thế hãy uống nước đầy đủ, ngoài nước lọc có thể chọn các loại nước khác như trà, nước ép trái cây, súp…
  • Ăn các thực phẩm giàu protein: thực phẩm chứa protein có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp có thể giúp ổn định lượng đường trong máu, nhờ đó có thể cản trở sự thèm ăn và ngăn ngừa nguy cơ ăn vặt, nhất là ăn các loại thực phẩm.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ: các loại trái cây, rau quả là một nguồn tuyệt vời của vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm vitamin A và C, folate, sắt và canxi. Đồng thời rau, củ quả cũng cung cấp một lượng nước nhất định cho cơ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *