Sau khi tiêm phòng vắc xin uốn ván, nhiều người bệnh có cảm giác hơi đau bắp tay. Điều này có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người tiêm hay không? Cần phải làm gì để giảm bớt cơn đau? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để giải đáp cho câu hỏi tiêm uốn ván bị đau bắp tay có sao không và bí quyết giảm đau khi gặp phải tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Bí quyết giảm đau cho mẹ bầu khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay
1. Tổng quan về công dụng của vắc xin uốn ván đối với mẹ bầu
Uốn ván là chứng bệnh gây nên tình trạng co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta, có thể lây nhiễm vào người khỏe thông qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của trực khuẩn uốn ván rất mạnh. Việc đun sôi hay tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được hết vi khuẩn uốn ván một cách triệt để.
Với đặc tính như vậy, việc tiêm uốn ván để phòng bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván giúp mẹ bầu tự tạo kháng thể từ trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc mẹ tiêm phòng cũng hỗ trợ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Hiện nay, vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho cả mẹ và bé, không gây nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết
2. Khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay, mẹ bầu phải làm sao?
2.1. Tiêm uốn ván bị đau bắp tay có nguy hiểm không?
Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng gây nên một số tác dụng phụ cho người tiêm. Một trong những tác dụng phụ phổ biến xảy ra sau tiêm vắc xin uốn ván là đau ở bắp tay.
Đa phần, tình trạng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván khá nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 48 đến 72 giờ) và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêm.
Nếu sau 72 giờ mà triệu chứng vẫn còn hoặc có biểu hiện lan rộng hơn thì hãy liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ tiêm chủng để được tư vấn và hỗ trợ cách điều trị.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần lưu tâm khi tiêm vacxin cho phụ nữ mang thai
Triệu chứng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván là thường gặp và tự khỏi sau vài ngày
2.2. Bí quyết giảm đau khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay
Biện pháp giảm đau bắp tay sau khi tiêm
Để giảm bớt cơn đau ở bắp tay sau khi tiêm uốn ván, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:
– Chườm ấm hoặc lạnh tại nhà: Chườm khăn ấm/lạnh lên vị trí tiêm trong khoảng 20 phút để giảm sưng tấy. Lưu ý tránh dùng đá lạnh để trực tiếp lên vị trí tiêm vì có thể gây cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, có thể chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và cảm giác đau ở tay.
– Thực hiện các bài tập nhẹ cho cánh tay: Khởi động cánh tay nhẹ nhàng để làm giảm căng cứng cơ, giúp giảm đau nhanh chóng.
– Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu đau nghiêm trọng, hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau phù hợp (nên dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, steroid hoặc paracetamol).
– Nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ trong 7 ngày sau khi tiêm.
Nếu tình trạng sưng và đau ở bắp tay không giảm hoặc nặng hơn, hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Các lưu ý cần tránh thực hiện
Sau khi tiêm vắc xin có một số hoạt động và thói quen người bệnh nên hạn chế để không làm tình trạng đau bắp tay tiến triển xấu hơn. Cụ thể:
– Tránh tác động mạnh lên vị trí tiêm, hạn chế việc xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí tiêm để. Điều này giúp tránh việc tụ máu trong vùng cánh tay. Đồng thời, việc xoa bóp và chà xát có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tại vị trí tiêm.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác. Các loại chất này có thể làm tăng cơn đau và kéo dài thời gian đau bắp tay.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm não mô cầu và những thông tin cần biết
Để giảm đau, người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác
3. Những lưu ý khác khi tiêm vắc xin uốn ván mà mẹ bầu cần chú ý
Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm cũng có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp khác như:
– Mệt mỏi và khó chịu: Một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc khó chịu sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường là tạm thời và cũng sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn.
– Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác hơi nhức đầu sau khi tiêm vắc xin. Nhức đầu thường là nhẹ và tự khỏi sau một thời gian ngắn.
– Phản ứng phụ toàn thân: Mặc dù các phản ứng này thường hiếm gặp, nhưng một số người bệnh có thể trải qua phản ứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin uốn ván như dị ứng da, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp,…
Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trở nên nghiêm trọng hoặc không bình thường, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần đó để được các bác sĩ đánh giá và xử lý các tác dụng phụ kịp thời.
Uốn ván là vấn đề đáng lo đối với sức khỏe của thai phụ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván từ sớm cho bà bầu là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường khi chuyển dạ. Để đảm bảo an toàn, khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhé.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc về phản ứng phụ đau bắp tay sau tiêm uốn ván và cách giảm bớt cơn đau. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp mẹ bầu có được những thông tin hữu ích trong việc tiêm phòng vắc xin uốn ván.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.