Nứt đầu ti hay còn có cách gọi quen thuộc trong dân gian là nứt cổ gà. Đây là một triệu chứng gặp phổ biến ở rất nhiều chị em sau khi sinh và cho con bú. Nứt đầu ti sau khi sinh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng rất lớn tới nguồn sữa cung cấp cho bé. Mẹ đau sẽ khiến bé không được bú nhiều. Bí quyết ngừa nứt đầu ti sau khi sinh của mẹ Na
Bạn đang đọc: Bí quyết ngừa nứt đầu ti sau khi sinh của mẹ Na
Chính vì hiểu biết được vấn đề này nên mẹ bé Na đã tìm tòi và trang bị cho mình những bí quyết để phòng tránh. Chị ấy đã nuôi con bằng sữa mẹ rất thành công. Hãy cùng tìm hiểu bí quyết của mẹ Na, chị em nhé!
Cách phòng ngừa triệu chứng nứt đầu ti sau khi sinh
Mẹ Na kể rằng: Ngày còn mang bầu, mình thấy rất nhiều chị em nói với nhau về hiện tượng nứt đầu ti sau khi sinh. Không ít người phải nghiến răng, nhắm mắt chịu đau đớn mỗi khi bé bú. Có những người, tình trạng nứt và chảy máu nhiều quá đã phải cai sữa con từ rất sớm nên con phải chịu rất nhiều thiệt thòi.
Lúc ấy, chị cảm thấy lo sợ lắm vì mình mới mang thai lần đầu tiên. Nhưng, cũng chính những điều đó lại trở thành động lực cho chị. Chị luôn suy nghĩ là mình không được giống như họ, mình phải cho con bú ít nhất trong một năm đầu.
Từ hôm đó, ngày nào rảnh rỗi, chị lại lên mạng tìm hiểu các thông tin về cách phòng tránh và điều trị bệnh nứt cổ gà ở chị em sau sinh. Mỗi diễn đàn, mỗi trang báo lại giúp chị có thêm kinh nghiệm cho mình.
Tìm hiểu thêm: Đau bụng có phải mang thai? các triệu chứng cần biết
Trong đó, việc vệ sinh sạch sẽ đầu ti, các kẽ nhỏ trên đầu ti ngay từ trước khi sinh là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Theo chị tìm hiểu, bắt đầu từ tháng thứ 5, thứ 6 của thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu đã tiết ra những giọt sữa non.
Nếu tinh ý, chị em có thể nhận thấy những mảng màu trắng bám ở trên đầu ti và các kẽ đầu ti ở những giai đoạn này. Những mảng bám này có thể do sữa non tiết ra khi vùng ngực chị em có những kích thích mạnh.
Vì thế, nếu chúng ta không vệ sinh sạch sẽ, vị trí này sẽ trở thành nơi tập trung của vi khuẩn. Chúng sẽ phát triển, sinh sôi và tấn công vào các đầu tia sữa và gây viêm nhiễm ở đây. Đó cũng là lí do mà sau này khi bé bú, đầu ti sẽ bị nứt và tổn thương nghiêm trọng.
Không chỉ vệ sinh đầu ti trước khi sinh mà sau khi sinh hay mỗi khi cho con bú, mẹ Na cũng rất cẩn thận và giữ gìn sạch sẽ hai bầu ngực của mình. Chị kể rằng, có một lần chị quên không lau đầu ti sau khi cho bé Na bú. Đến cữ sau, chị vừa cởi áo ra đã thấy mùi chua và ẩm ướt xung quanh quầng ngực. Chị sợ quá nên phải dùng nước ấm vệ sinh thật sạch cơ thể, sau đó chị vắt bỏ vợi sữa đi rồi mới cho Na bú.
>>>>>Xem thêm: Ra máu đen có phải mang thai? thấy ở vùng kín có ra máu đen
Thời điểm ấy, bên nhà hàng xóm cũng có một chị sinh con cùng với mẹ Na nhưng chị ấy không may bị nứt cổ gà, không thể cho con bú. Mấy ngày liền, mẹ chồng chị ấy đều phải bế cháu sang bú nhờ mẹ Na.
Do đã tìm hiểu rất kỹ các kiến thức về chứng nứt đầu ti sau sinh nên mẹ Na đã mách chị bạn những cách để chữa trị căn bệnh này. Trong đó, sử dụng lá bồ công anh đắp lên vùng đầu ti bị nứt là cách rất hiệu quả. Chỉ sau 1 tuần điều trị, chị ấy đã khỏi và đã bắt đầu có thể cho con bú trở lại.
Nếu, chị em nào không muốn mình bị nứt đầu ti sau khi sinh thì hãy áp dụng bí quyết của mẹ Na nhé! Hoặc, chị em có thể liên hệ tới Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 024.383.55555 hoặc 0936 388 288
Xem thêm
>> Đẻ mổ có được ăn chè đỗ đen không?
> Ngứa vùng kín sau sinh điều trị thế nào?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc