Hội chứng Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ (bệnh Alzheimer). Đây là một dạng bệnh lý thoái hóa thần kinh phổ biến gây khoảng 55% các trường hợp sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh sẽ suy giảm dần dần, dẫn tới mất vĩnh viễn trí nhớ. Khả năng nhận thức và hành động của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ngay bí quyết phòng ngừa bệnh Alzheimer để bảo vệ sức khỏe não bộ cho chính bản thân bạn và người thân.
Bạn đang đọc: Bí quyết phòng ngừa hội chứng Alzheimer (bệnh Alzheimer)
1. Hội chứng Alzheimer: sống chung hay chữa khỏi?
Alzheimer xảy ra do các tế bào thần kinh ở não bị thoái hóa, dần chết đi và không thể hoạt động đúng chức năng như trước. Người mắc bệnh Alzheimer trí nhớ sẽ dần dần suy giảm và mất trí vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh Alzheimer còn nguy hiểm hơn suy giảm trí nhớ thông thường ở người cao tuổi, bởi bệnh ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của con người.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất nhiều năm về căn bệnh Alzheimer nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào về nguyên nhân khiến các tế bào thần kinh ở não bị chết đi. Hội chứng này chủ yếu xảy ra do sự lão hóa của não bộ theo thời gian và tuổi tác (thường từ 65 tuổi trở lên), cùng một số yếu tố tác động khiến bệnh dễ khởi phát như:
– Di truyền
– Bệnh tiểu đường
– Lo âu, căng thẳng kéo dài
– Hút thuốc
– Cholesterol cao
– Ít giao tiếp xã hội,…
Hiện nay, chưa có loại thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị khỏi bệnh Alzheimer, chính vì vậy người bệnh cần phải sống chung với bệnh.
2. Phòng ngừa bệnh Alzheimer bằng cách nào?
Mặc dù bệnh tiến triển dần cùng với sự lão hóa của não bộ theo thời gian và tuổi tác. Nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bệnh đến sớm và kiểm soát mức độ nguy hiểm do biến chứng nguy hiểm của bệnh Alzheimer bằng cách thay đổi lối sống và sinh hoạt như sau:
2.1 Điều trị và kiểm soát hiệu quả bệnh nền, giúp phòng ngừa hội chứng Alzheimer
Nếu được chẩn đoán mắc các bệnh lý như huyết áp cao, đái tháo đường (tiểu đường), rối loạn lipid máu, bệnh tim mạch, bệnh lý hệ thần kinh,… bạn cần điều trị hiệu quả và có biện pháp kiểm soát, phòng ngừa bởi đây là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer, nhất là bệnh lý tim mạch.
Theo nghiên cứu, khoảng 80% người mắc bệnh Alzheimer gặp các vấn đề tim mạch. Các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, người bệnh gặp các vấn đề về hệ mạch máu cũng là một trong các yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, cần phải được phòng ngừa, kiểm soát và điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em da, thận, phổi, hệ thần kinh
2.2 Tập thể dục thường xuyên, giúp phòng ngừa Alzheimer và nhiều bệnh khác
Tập thể dục được ví như “liều thuốc bổ, không mất phí” giúp bạn phòng tránh và cải thiện nhiều bệnh lý. Đối với người bệnh Alzheimer, việc tập thể dục có thể giúp bệnh nhân trì hoãn các triệu chứng, giúp tăng lưu lượng máu và oxy lên nuôi dưỡng não bộ, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp bạn làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể, trong đó có sự lão hóa của hệ thần kinh, cải thiện chức năng vận động, giúp các cơ, khớp,… mềm dẻo. Chính vì vậy, khi điều trị cho bệnh nhân các bác sĩ thường khuyên người bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng phác đồ, cần phải duy trì tập luyện thể dục thể thao hàng ngày và phải vừa sức bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,… Và bạn nên tập thể dục càng sớm càng tốt khi còn trẻ để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
2.3 Ăn uống khoa học giúp phòng ngừa hội chứng Alzheimer
Các bác sĩ sau khi thăm khám xong thường tư vấn về cách sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và tập luyện. Bởi dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong việc phòng ngừa, kiểm soát và điều trị bệnh.
Có những bệnh lý do chế độ ăn uống không lành mạnh gây ra, nhưng nếu bạn kiêng khem quá mức điều này sẽ khiến cơ thể dễ suy yếu và tạo cơ hội cho các bệnh lý tấn công. Vì vậy cần có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Người bệnhAlzheimer, cần xây dựng chế độ ăn hàng ngày ít chất béo, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, bổ sung các vitamin điển hình là vitamin B (có trong sữa ít béo, chuối, hạt lúa mì), sắt trong các loại đậu và omega 3.
2.4 Ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp phòng bệnh Alzheimer hiệu quả
Giấc ngủ như một liều thuốc bổ giúp chúng ta tái tạo năng lượng. Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể có thời gian “được nghỉ ngơi” và tiếp thêm năng lượng để tiếp tục cho một ngày mới.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, hệ thống glymphatic hoạt động tốt hơn khi chúng ta ngủ. Khi bạn thức cơ thể luôn hoạt động và não bộ sẽ sản xuất ra những chất thải, những chất thải này lâu ngày có thể gây tạo nên các mảng vón và đám rối đặc trưng gây bệnh Alzheimer. Khi cơ thể ngủ đủ giấc, sẽ giúp hạn chế sự tạo thành các mảng vón và các đám rối, có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
>>>>>Xem thêm: Bé bị tay chân miệng do EV71 dễ biến chứng thần kinh nguy hiểm
2.5 Lạc quan và suy nghĩ tích cực giúp phòng ngừa hội chứng Alzheimer
Sự lạc quan, vui vẻ và suy nghĩ tích cực là điều rất cần thiết đối với mọi người bệnh. Đôi khi chính ý chí và nghị lực, sự vui vẻ và suy nghĩ tích cực là động lực mạnh mẽ giúp người bệnh vượt qua bệnh tật hoặc hạn chế các biến chứng. Người bệnh Alzheimer thường lo lắng, buồn bã vì mỗi lần nhớ nhớ, quên quên nhưng không vì thế mà ta trách móc hay quát mắng bệnh nhân. Bạn cần động viên chia sẻ với người bệnh để họ tiếp tục tục lạc quan sống chung với bệnh Alzheimer và vượt qua các triệu chứng của bệnh một cách nhẹ nhàng hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây dã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng Alzheimer và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Những kiến thức này chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán chuyên môn. Vì vậy, khi có dấu hiệu quả bệnh, bạn cần đi khám ngay tại chuyên khoa nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.