Bị rò hậu môn phải làm sao là vấn đề luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi rò hậu môn là một bệnh lý xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng phổ biến và là nỗi “ám ảnh” của những người mắc phải . Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng gây nhiều “phiền phức” khó chịu, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bạn đang đọc: Bị rò hậu môn phải làm sao để khỏi bệnh dứt điểm?
1. Khi bị rò hậu môn phải làm sao?
1.1. Bệnh lý rò hậu môn
Rò hậu môn là tình trạng nhiễm trùng các khe và nhú trong ống hậu môn khiến cho nhiều tuyến ở giữa hai cơ thắt bị viêm, tụ mủ, sau đó vỡ ra tạo thành lỗ rò hoặc đường rò. Đây là một dạng nhiễm khuẩn mạn tính được phát triển từ ổ áp xe ở vùng hậu môn – trực tràng gây nên. Phía bên trong các đường rò là những tổ chức hạt mãn tính phát sinh từ các phản ứng viêm. Tùy theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể mà các lỗ rò có nhiều dạng khác nhau, bao gồm: rò hoàn toàn, rò không hoàn toàn, rò trong cơ thắt, rò ngoài cơ thắt, rò qua cơ thắt, rò đơn giản hoặc phức tạp,…
Người bệnh bị rò hậu môn sẽ thấy xuất hiện những nốt nhỏ ở hậu môn và tầng sinh môn. Những nốt này thường xuyên chảy dịch vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Người bệnh khi đại tiện, phân sẽ bị rỉ qua lỗ rò khiến hậu môn sưng nóng, căng rát, đau tức và xuất hiện mủ.
Trình trạng rò hậu môn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở nhóm đối tượng từ 30-50 tuổi. Đặc biệt, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần nữ giới.
Bệnh rò hậu môn là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu bệnh không được quan tâm đúng mức thì sẽ trở nặng và gây những biến chứng nặng nề.
1.2. Bị rò hậu môn phải làm sao?
Đối với câu hỏi “bị rò hậu môn phải làm sao?”, các chuyên gia cho biết: Phẫu thuật mổ rò hậu môn là cách điều trị duy nhất cho người bệnh rò hậu môn. Bởi các đường rò sẽ không thể tự lành bằng cách chăm sóc và uống thuốc thông thường. Một ca phẫu thuật loại bỏ các tổ chức của lỗ rò, làm sạch các ổ mủ viêm nhiễm, vá và bịt kín các đường rò mới có thể điều trị hiệu quả và triệt để bệnh lý này.
Sau phẫu thuật mổ rò hậu môn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh tiêu viêm. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm các cơn đau và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn nội khoa (uống thuốc) của bác sĩ điều trị, kết hợp với việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống để bệnh nhanh lành và phòng ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
2. Các phương pháp phẫu thuật mổ rò hậu môn
Tùy theo tính chất và vị trí đường rò mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp và hiệu quả nhất. Một số phương pháp mổ rò hậu môn thường được sử dụng là:
– Phẫu thuật mổ hở hoàn toàn để loại bỏ dịch mủ: bác sĩ tiến hành phẫu thuật mổ hở để tạo đường lưu dẫn, đẩy dịch mủ chảy hết và tạo điều kiện cho vết thương nhanh lành từ trong ra ngoài. Phương pháp này giúp hạn chế tối đa tình trạng các túi mủ mới hình thành trở lại khiến bệnh tái phát.
– Phương pháp đặt Seton: Bác sĩ đặt mũi khâu Seton trong đường rò để mủ thoát ra dễ dàng. Seton sẽ được để lại đó trong vài tuần cho đến khi các đường rò tự lành trước khi tiến hành thủ tục điều trị tiếp theo.
– Phương pháp chuyển vạt niêm mạc: các bác sĩ tiến hành cắt bỏ một phần đường rò. Sau đó khâu che lỗ trong bằng cách sử dụng mảng niêm mạc của thành trực tràng chuyển xuống miệng lỗ rò. Phương pháp này giúp bảo toàn cơ thắt, không làm ảnh hưởng đến chức năng hậu môn nhưng không loại bỏ được hết các đường rò, các tổ chức xơ viêm.
– Phẫu thuật khoét hết đường rò và khâu lại cơ thắt: bác sĩ tiến hành khoét bỏ toàn bộ đường rò ngoài với cơ thắt trong thành một khối, sau đó khâu lại cơ thắt.
– Phương pháp thắt đường rò – đóng lỗ trong: Bác sĩ tiến hành cắt đường rò từ lỗ ngoài tới cơ thắt, sau đó khâu đóng lỗ trong giữa hai lớp cơ.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giúp giảm và ngăn ngừa táo bón
3. Vì sao rò hậu môn cần phải phẫu thuật?
Rò hậu môn nếu không được điều trị đúng cách có khả năng tái phát cao và gây các biến chứng nguy hiểm:
– Nhiễm trùng hậu môn: Khả năng tự khỏi của các lỗ rò hậu môn gần như là không thể. Kết hợp với lượng vi khuẩn luôn ẩn nấp hậu môn khiến các lỗ rò rất dễ bị nhiễm trùng, lở loét và chảy mủ nghiêm trọng.
– Tăng số lượng lỗ rò, đầu rò: Tình trạng rò hậu môn kéo dài có thể khiến các cơ quan xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm và hình thành các lỗ rò khác phức tạp hơn. Từ đó làm ảnh hưởng đến vấn đề co giãn của hậu môn và gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
– Giảm chất lượng cuộc sống: Rò hậu môn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn ở vùng hậu môn. Vì vậy, họ thường có tâm lý chán nản, mệt mỏi và mất tự tin. Từ đó tác động xấu đến công việc, đời sống vợ chồng và chất lượng sống.
3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật mổ rò hậu môn, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giúp bệnh nhanh lành, giảm nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh.
3.1. Vệ sinh vết mổ:
– Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm có pha Povidone với nồng độ 3 – 4% để giảm cơn đau, ngăn phù nề và chống nhiễm trùng vết mổ.
– Để hở vết mổ hoàn toàn để vết mổ nhanh khô miệng.
– Vệ sinh vết mổ sạch sẽ, đúng cách, thay băng gạc thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
3.2. Chế độ ăn uống:
– Uống nhiều nước để chống táo bón và duy trì sự hoạt động bình thường của các quá trình trao đổi chất.
– Ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh rau củ,…; các thực phẩm nhuận tràng để giảm gánh nặng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
– Bổ sung rau xanh, trái cây tươi để cung cấp vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống nhiễm khuẩn và kích thích quá trình tái tạo tế bào mới.
– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc lợn, trứng, sữa,… để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
– Thực hiện chế độ ăn nhạt, hạn chế muối để tránh triệu chứng khó chịu vùng bụng.
– Không ăn nhóm thực phẩm cay, nóng; hạn chế thực phẩm có thể gây ngứa (hải sản, thịt bò, tôm, cua…), các món chiên xào, thịt mỡ… Bởi nhóm thực phẩm này vừa khó tiêu, vừa gây hiện tượng nóng trong khiến người bệnh táo bón, gặp khó khăn khi đại tiện.
– Không sử dụng đồ uống có cồn, gas, cafein…
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về hội chứng trào ngược dạ dày
3.3. Chế độ sinh hoạt:
– Không tắm bồn để tránh viêm nhiễm ngược dòng.
– Không ngồi hoặc đứng quá lâu, nên chú trọng các bài tập cho vùng chậu để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu ở hậu môn – trực tràng, giúp vết mổ rò nhanh lành.
– Tập thói quen đi vệ sinh vào khoảng thời gian cố định trong ngày, không rặn mạnh khi đại tiện để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng.
– Chủ động điều trị dứt điểm các bệnh lý nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, lao ruột… để phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
– Tái khám sức khỏe theo định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh lý và chắc chắn rằng bệnh đã được chữa trị khỏi hoàn toàn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề “bị rò hậu môn phải làm sao?”. Để điều trị triệt để, tránh gây biến chứng và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị khi thấy có các biểu hiện và triệu chứng bất thường.