Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Theo các bác sĩ, người bệnh rối loạn tiền đình cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy rối loạn tiền đình ăn gì tốt? Hãy cùng khám phá 7 nhóm thực phẩm quan trọng đối với người mắc bệnh tiền đình dưới đây.

Bạn đang đọc: Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Rối loạn tiền đình ăn gì tốt cho việc phòng và chữa bệnh?

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Bạn thức dậy vào một buổi sáng và cảm thấy bản thân hoặc căn phòng quay cuồng khi bạn ngồi dậy. Bạn có thể cảm thấy lâng lâng và bất ngờ mất thăng bằng khi đi dạo trong bóng tối. Đi xe hơi, cúi xuống làm cỏ khu vườn hoặc nhìn vào sàn gạch trong phòng tắm có thể khiến bạn chóng mặt và buồn nôn. Bạn thậm chí có thể bị song thị, đau đầu hoặc khó tập trung. Đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình.

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não bộ, giúp kiểm soát sự thăng bằng và chuyển động của mắt. Nếu hệ thống này bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa hoặc chấn thương, có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.

2. Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình rất đa dạng, có thể kéo dài chỉ vài giây hoặc vài phút. Các triệu chứng phổ biến người bệnh hay gặp bao gồm:

  • Mất cân bằng
  • Chóng mặt, cảm giác quay cuồng hoặc thế giới đang chuyển động
  • Lâng lâng, lơ lửng hoặc rung rinh
  • Suy giảm thị lực, tầm nhìn bị mờ
  • Buồn nôn
  • Thay đổi thính giác, ù tai
  • Thiếu sự phối hợp tay chân, mắt…
  • Các vấn đề về tập trung và trí nhớ
  • Có thể bị đau đầu và đau nhức cơ bắp ở cổ và lưng
  • Cảm giác như say tàu xe
  • Tăng nhạy cảm với tiếng ồn và ánh sáng chói
  • Mệt mỏi nghiêm trọng đến mức cản trở khả năng đọc và nói
  • Nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và trầm cảm.

Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Một số loại thực phẩm thân thiện với tiền đình có thể giúp xây dựng và hỗ trợ các tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ hơn.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình

Một số loại thực phẩm thân thiện với tiền đình có thể giúp xây dựng và hỗ trợ các tế bào thần kinh hoạt động mạnh mẽ hơn. Những thực phẩm này thường chứa các axit béo có chất chống viêm cần thiết, các vitamin như riboflavin và magiê có lợi cho tất cả các tế bào. Điều đó quan trọng bởi vì các tế bào của chúng ta cần năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày. Khi các tế bào trong não, tai trong và cơ bắp bị suy giảm và không hoạt động hết khả năng, chúng ta có thể dễ bị gặp các triệu chứng tiền đình hơn.

Bằng cách duy trì một chế độ ăn uống chu đáo hơn, bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể tự kiểm soát hoặc cải thiện sự trao đổi chất của chính cơ thể.

Một số nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng khác người bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý:

  • Phân phối lượng thức ăn đồng đều trong ngày: Ăn lượng thức ăn tương đương nhau trong mỗi bữa ăn và không bỏ bữa.
  • Tránh ăn thức ăn có hàm lượng muối cao: Ăn nhiều muối dẫn đến biến động áp suất dịch tai trong và có thể làm tăng các triệu chứng tiền đình.
  • Hướng đến chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt, và ít thực phẩm đóng hộp, đông lạnh hoặc chế biến sẵn.
  • Uống đủ lượng nước hàng ngày: Bao gồm nước, sữa và nước ép trái cây ít đường.
  • Tránh các chất lỏng và thực phẩm có chứa caffeine (như cà phê, trà và sô cô la). .
  • Tránh thức ăn có bột ngọt: Điều này thường xuất hiện trong các sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn. Nó có thể làm tăng các triệu chứng ở một số bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Bệnh lý mạch máu não: Phân loại và triệu chứng

Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

Omega-3, vitamin D, vitamin D, Magie…là những nhóm thực phẩm tốt cho người rối loạn tiền đình

4. Rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên ăn mỗi ngày

4.1. Rối loạn tiền đình ăn gì tốt – Thực phẩm giàu Omega-3

Các loại cá như cá hồi, cá bơn,cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích và cá tuyết rất giàu axit béo Omega-3 tốt cho hệ thần kinh và não bộ. Omega-3 cũng được tìm thấy nhiều trong quả óc chó và hạt lanh.

4.2. Rối loạn tiền đình ăn gì tốt – Thực phẩm giàu Riboflavin

Người bị rối loạn tiền đình có thể cân nhắc sử dụng loại thực phẩm giàu riboflavin, chẳng hạn như rau bina, nấm crimini, thậm chí cả gan bê. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng riboflavin đem lại lợi ích tuyệt vời cho những người bị bệnh thần kinh, như tiền đình, đau nửa đầu. Trong một số nghiên cứu thậm chí còn có tác dụng như thuốc trị đau nửa đầu theo toa để giảm tần suất các cơn đau.

4.3. Rối loạn tiền đình ăn gì tốt – Thực phẩm giàu Magie

Thực phẩm giàu Magie như rau chân vịt, cải bẹ giúp phục hồi tổn thương dây thần kinh và cải thiện lưu thông máu.

Bị rối loạn tiền đình ăn gì tốt? 7 nhóm thực phẩm nên sử dụng

>>>>>Xem thêm: Cách chữa trị mất ngủ không phải ai cũng biết

4.4. Thực phẩm giàu vitamin B6

Sự thiếu hụt vitamin B6 làm hệ điều hành tiền đình bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 rất đa dạng: thịt cá, thịt gà, các loại ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, bí ngô, trái cây chuối, bơ, cam, táo…

4.5. Thực phẩm chứa vitamin C

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị chứng rối loạn tiền đình có một chế độ ăn vitamin C hợp lý sẽ cải thiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C bao gồm: cà chua, bưởi, chanh, cam, đu đủ,…ngăn ngừa bệnh trầm cảm, ung thư, bệnh tim…

4.6. Thực phẩm giàu vitamin D

Thực phẩm chứa nhiều vitamin D có nhiều trong sữa, trứng, cá, đậu nành, ngũ cốc…có thể hỗ trợ cân bằng tâm trạng, chống trầm cảm, nguy cơ bệnh tim, ung thư, mất ngủ…

4.7. Thực phẩm chứa nhiều Folate

Thực phẩm giàu Folate có trong các loại hạt, các loại đậu, các loại rau màu xanh, trái cây quýt, bưởi, cam…giúp sửa chữa những khiếm khuyết trong tiền đình, giảm bớt vấn đề mất thăng bằng.

5. Rối loạn tiền đình nên tránh ăn những gì?

Bệnh nhân rối loạn tiền đình cần lưu ý tránh ăn một số nhóm thực phẩm như sau để tránh bệnh tái phát, điều trị dai dẳng kéo dài:

  • Sô cô la, rượu vang đỏ, cà phê
  • Nước tăng lực và nước ngọt có caffeine
  • Phô mai, bột ngọt
  • Thực phẩm khô, lên men, ủ, ngâm chua hoặc hun khói. Chúng bao gồm thịt và xúc xích lâu năm, dưa cải bắp, đậu nành, miso, các loại hạt, sốt teriyaki..
  • Thực phẩm có thể chứa chất bảo quản Natri nitrat, như xúc xích và thịt ăn trưa
  • Tránh thực phẩm và đồ uống có hàm lượng muối hoặc đường cao. Nói chung, chế độ ăn nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt và ít thực phẩm đông lạnh đóng hộp, chế biến sẵn và các thực phẩm chế biến khác giúp kiểm soát lượng muối và đường nạp vào cơ thể. Hãy cẩn thận khi uống nước trái cây vì chúng có thể chứa hàm lượng đường rất cao.
  • Không sử dụng thuốc lá.

5. Chủ động phòng tránh rối loạn tiền đình

Theo các chuyên gia, người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tiền đình nên thăm khám định kỳ, tuân theo phác đồ điều trị để chữa dứt điểm bệnh, tránh biến chứng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Nên duy trì thói quen luyện tập thể dục ngoài trời, tập nhẹ nhàng đốt sống cổ, vùng vai gáy cổ để khí huyết lưu thông.
  • Không nên uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, cafe
  • Nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày
  • Nên tắm rửa nơi kín gió. Thời tiết lạnh cần mặc ấm, ở trong phòng ấm, tránh ra gió để bị cảm, trúng gió…
  • Có thể kết hợp dinh dưỡng và thảo dược tự nhiên tốt cho hệ thần kinh và giấc ngủ
  • Không nên ngồi làm việc một tư thế quá lâu, mà nên đứng dậy di chuyển sau mỗi 60 phút

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *