Bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

Nhiều người khổ sở với những cơn chóng mặt, ù tai, buồn nôn do rối loạn tiền đình. Các triệu chứng này xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, làm việc hay tham gia giao thông, gây nguy hiểm tới tính mạng và cản trở cuộc sống, công việc của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình điều trị như thế nào? Chúng ta nên sống chung hay loại bỏ căn bệnh này? Cùng đọc để tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

1. Bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm thế nào?

Cơn chóng mặt, kèm hoa mắt, ù tai, đi đứng loạng choạng, buồn nôn.. là “tín hiệu” cảnh báo chứng rối loạn tiền đình. Nguy hiểm nhất là khi đi tàu xe.

Nếu tần suất lặp lại ngày càng tăng, người bị rối loạn tiền đình khó tập trung, tinh thần mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt, dễ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:

– Trầm cảm

– Dễ té ngã

– Đột quỵ

Có tới 90-95% trường hợp là rối loạn tiền đình ngoại biên. Chỉ khoảng 5-10% là rối loạn tiền đình trung ương.

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi không tái phát, nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị theo đúng phác đồ liệu trình của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

Bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

Các triệu chứng rối loạn tiền đình xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, làm việc hay tham gia giao thông.

2. Bệnh rối loạn tiền đình nên điều trị như thế nào?

Những ai đã từng trải qua các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiền đình đều mong muốn tìm được cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

Điều đầu tiên bạn cần biết các triệu chứng điển hình của người bị rối loạn tiền đình là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đau đầu, đi đứng loạng choạng, mắt có thể mờ và thính lực giảm. Khi gặp phải các triệu chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán chính xác và kịp thời là cách tối ưu để ngăn chặn bệnh tiến triển và gây nguy hiểm. Việc điều trị bao gồm dùng thuốc kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu.

– Việc sử dụng thuốc sẽ có tác dụng điều trị các triệu chứng cấp tính thoáng qua và điều hòa tuần hoàn não.

– Còn vật lý trị liệu được sử dụng đồng thời nhằm giúp hỗ trợ người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng của rối loạn tiền đình và tránh tái phát trong thời gian dài.

2.1 Dùng thuốc

Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ nắm được tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh. Từ đó sử dụng các loại thuốc phù hợp. Bạn nên đi khám chuyên khoa nội thần kinh sớm để được chẩn đoán và kê đơn chính xác, tuân thủ uống thuốc theo đơn và cập nhật tình hình thường xuyên với bác sĩ để thay đổi nếu cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách chống đột quỵ khi ngủ

Bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

Tuyệt đối tránh tự ý “bắt bệnh” vì có nhiều bệnh lý cũng có biểu hiện tương tự như rối loạn tiền đình.

2.2 Vật lý trị liệu

Một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng hiện nay nhằm hỗ trợ điều trị hội chứng rối loạn tiền đình như:

– Xoa bóp, bấm huyệt

– Tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng giúp lưu thông máu tốt hơn

– Mỗi tối trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ngâm chân bằng nước nóng thêm vài lát gừng trong khoảng 20 phút nhằm giúp lưu thông máu, giảm mệt mỏi.

Để phòng ngừa bệnh nên chú ý cân bằng công việc và nghỉ ngơi, giảm bớt áp lực công việc, tập thả lỏng cơ thể ít phút trong thời gian làm việc mỗi ngày, điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng.

Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, uống đủ nước hàng ngày (khoảng 1,5 – 2 lít); ăn thức ăn giàu axit folic, rau quả tươi để bổ sung vitamin và tăng cường miễn dịch.

Đến đây hẳn bạn đã phần nào giải đáp được rối loạn tiền đình điều trị như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm cùng như những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Tuyệt đối tránh tự ý “bắt bệnh” vì có nhiều bệnh lý cũng có biểu hiện tương tự như rối loạn tiền đình.

3. Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu còn có thể là bệnh gì?

Ngoài rối loạn tiền đình, đau đầu, hoa mắt chóng mặt còn có thể là “tín hiệu” cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm như:

– Huyết áp thấp

– Rối loạn giấc ngủ

– Suy nhược thần kinh

– Thiếu máu não

– Hội chứng tiểu não

Bị rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Rối loạn thần kinh thực vật phải làm sao?

Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh lý thần kinh, điển hình như thiếu máu não.

Cơn hoa mắt, chóng mặt thường kéo đến đột ngột, có thể xuất hiện thoáng qua rồi hết thường được coi là lành tính. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, sẽ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh – Trưởng khoa Khám bệnh, Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết:

Nguyên nhân đau đầu, hoa mắt chóng mặt có thể do: ngủ không đủ giấc, sử dụng các chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc, suy nhược cơ thể,… nhưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý thần kinh nguy hiểm.

Khi có biểu hiện đau đầu, hoa mắt chóng mặt, người bệnh cần đi thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, điện não đồ, đo huyết áp, siêu âm tim… sẽ giúp xác định được tình trạng bệnh lý, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *