Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng biết cách xử trí. Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia về triệu chứng nhận biết và phải làm sao khi bị rối loạn tiêu hóa:
Bạn đang đọc: Bị rối loạn tiêu hóa có dấu hiệu gì và cách xử lý?
1. Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là khái niệm chỉ các dấu hiệu hoạt động bất thường của cơ quan tiêu hóa bao gồm: các cơn đau, buồn nôn, bụng căng chướng, rối loạn đại tiện,… Rối loạn tiêu hóa không phải bệnh lý mà là hậu quả của những nguyên nhân bệnh học như: viêm loét dạ dày đại tràng, loạn khuẩn,… hoặc các nguyên do khác..
Hội chứng trên rất phổ biến, đa số mọi người đều từng bị ít nhất một lần trong đời. Tuy không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng nếu không xử trí kịp thời, rối loạn tiêu hóa sẽ kéo theo các biến chứng nguy hiểm như: hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày đại tràng mãn tính hay thậm chí là ung thư.
2. Nguyên nhân
Có nhiều lý do khiến người bệnh mắc rối loạn tiêu hóa như:
2.1. Do thức ăn
- Tiêu thụ thực phẩm không vệ sinh: Việc cơ thể nạp vào thức ăn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn sẽ khiến đường ruột bị nhiễm khuẩn. Việc này kéo theo tình trạng đi ngoài, đau bụng. Nếu không xử lý dứt điểm tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, cơ thể mất nước suy nhược rất nguy hiểm.
- Chế độ ăn không khoa học: Thực đơn không lành mạnh, thiếu cân đối dưỡng chất như: ăn nhiều đồ dầu mỡ, đồ chua, rau sống,… là “thủ phạm” gây rối loạn tiêu hóa.
- Thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống thất thường, không nhai kỹ, vừa ăn vừa làm việc,… cũng dẫn tới hội chứng này.
2.2. Bị rối loạn tiêu hóa vì uống nhiều bia rượu
Đồ uống có cồn vô tình tiêu diệt lượng lớn lợi khuẩn dẫn tới loạn khuẩn đường ruột. Chưa hết, bia rượu còn bào mòn lớp nhầy đại tràng, khiến niêm mạc tổn thương. Vì thế những người uống nhiều bia rượu có nguy cơ cao rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng.
2.3. Lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh được ví là “con dao 2 lưỡi”. Chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế bạn không nên lạm dụng kháng sinh. Hãy dùng thuốc chuẩn như chỉ dẫn bác sĩ.
2.4. Yếu tố tâm lý
Hệ tiêu hóa chứa Hormone Serotonin. Đây là loại hormone có tác động đến tâm trạng. Nếu bạn bị stress thì lượng hormone trên sẽ tăng sinh kéo theo hệ tiêu hóa rối loạn. Đồng thời căng thẳng còn làm ngưng trệ quá trình lưu thông máu ở ruột. Lúc này việc co bóp ở dạ dày bị ảnh hưởng. Thức ăn ứ đọng, bạn sẽ bị đầy hơi và tiêu chảy.
2.5. Nguyên nhân bệnh học
Ngoài các yếu tố trên thì một số bệnh lý cũng dẫn tới hậu quả rối loạn tiêu hóa.
- Viêm đại tràng được đánh giá là thủ phạm hàng đầu khiến người bệnh mắc rối loạn tiêu hóa. Khi đại tràng bị nhiễm khuẩn do lỵ amip hay lỵ trực tràng shigella,…) sẽ khiến cơ đại tràng co thắt. Theo đó các cơ vòng co thắt tăng sẽ gây tiêu chảy. Còn khi cơ vòng co thắt giảm sẽ dẫn đến táo bón.
- Các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột,… cũng khiến chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, tăng nguy cơ bị rối loạn.
3. Triệu chứng nhận biết bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa tác động đến một bộ phận nhất định hoặc cũng có thể xảy ra đồng thời ở nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa. Do đó bạn cần hết sức tinh ý và để ý những biểu hiện dù là nhỏ nhất của cơ thể. Nếu có các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa điển hình dưới đây, bạn hãy thăm khám càng sớm càng tốt:
Tìm hiểu thêm: 20% người trưởng thành mắc viêm đại tràng kích thích
- Cơn đau âm ỉ vùng bụng trên hoặc bụng dưới. Cảm giác đau rõ rệt hơn khi bạn ăn đồ cay nóng, đồ chua hoặc để bụng quá đói.
- Khó tiêu, chướng bụng: Cảm giác căng tức vùng bụng đặc biệt là sau bữa ăn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thức ăn không tiêu hóa hết, ứ đọng lại bên trong ống tiêu hóa.
- Cảm giác nôn nao hoặc nôn ói do đường tiêu hóa bị kích thích
- Rối loạn đại tiện: táo bón, đi ngoài, đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu…. Triệu chứng này do chức năng đào thải của hệ tiêu hóa bị suy giảm.
- Chán ăn khiến cơ thể suy nhược, sụt cân
4. Cách xử trí khi bị rối loạn tiêu hóa
Trong trường hợp bạn mắc rối loạn tiêu hóa thì cần xử trí ra sao? Hãy ghi nhớ những lời khuyên sau từ chuyên gia:
4.1. Điều chỉnh thực đơn và thói quen ăn uống
Với vấn đề tiêu hóa thì chế độ ăn uống được đặt lên hàng đầu. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng rối loạn tiêu hóa, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh thực đơn phù hợp. Dưới đây là những nguyên tắc chính trong ăn uống để hỗ trợ ổn định lại hệ tiêu hóa:
- Đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn đồ tái, sống
- Hạn chế ăn các món chiên xào, rán và thức ăn nhiều đường
- Không uống đồ uống có cồn, không dùng chất kích thích
- Ăn đúng bữa, trong quá trình ăn tập trung ăn uống, không làm việc riêng
- Ăn chậm nhai kỹ tránh đau dạ dày
- Tăng cường lợi khuẩn để căn bằng hệ vi sinh đường ruột bằng các chế phẩm men vi sinh, thực phẩm chức năng
4.2. Dùng thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa
Sau khi thăm khám lâm sàng và xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho từng người bệnh. Các nhóm thuốc phổ biến được kê đơn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu bao gồm:
- Thuốc giảm cảm giác đau bụng
- Thuốc xổ dành cho người bị táo bón
- Thuốc hỗ trợ nhu động ruột
- Nhóm thuốc kháng sinh giúp tăng cường đề kháng
Bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để thuốc phát huy được công dụng cao nhất.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở người cao tuổi
Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ điều trị nhanh chóng, dứt điểm rối loạn tiêu hóa. Đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện tuyến đầu trực tiếp thăm khám. Phác đồ điều trị đặc hiệu mang lại hiệu quả cao nhất. Đặt lịch thăm khám với giáo sư, bác sĩ Tiêu hóa giỏi qua Tổng đài 1900558892.
Trên đây là những ý kiến quý giá của chuyên gia Tiêu hóa về việc xử trí khi “bị rối loạn tiêu hóa”. Hội chứng này có thể điều trị dứt điểm khi bạn điều chỉnh chế độ ăn lối sống và dùng thuốc theo chỉ định. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và nhiều niềm vui trong cuộc sống!