Trường hợp bị sỏi thận khi mang thai là trường hợp khá hiếm gặp. Phần lớn là do mẹ bầu đã có sỏi thận từ trước đó nhưng không phát hiện ra. Vậy bị sỏi thận khi mang thai phải làm sao? Cần phòng ngừa sỏi thận khi mang thai bằng cách nào?
Bạn đang đọc: Bị sỏi thận khi mang thai phải làm sao?
1. Nguyên nhân gây nên sỏi thận khi mang thai
Trường hợp bị sỏi thận khi mang thai là trường hợp khá hiếm gặp, phần lớn là do mẹ bầu đã có sỏi thận từ trước đó nhưng không phát hiện ra (ảnh minh họa)
Mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa và điều trị sỏi thận hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên sỏi thận khi mang thai gồm:
1.1. Do sự thay đổi chất trong cơ thể
Trong thời gian thai nghén cơ thể phụ nữ có hàng loạt sự thay đổi về chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất, chính những thay đổi đó có thể tạo điều kiện hình thành sỏi.
1.2. Sự phát triển của thai nhi
Thai nhi phát triển làm thay đổi vị trí của tử cung, chèn ép sự lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nước tiểu lắng đọng lại dễ sinh ra sỏi.
1.3. Do không uống đủ nước
Nhu cầu uống nước của phụ nữ mang thai tăng cao hơn bình thường, nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể khiến quá trình lọc của thận bị giảm, làm tăng nguy cơ đọng sỏi.
1.4. Vệ sinh đường tiểu không tốt
Việc vệ sinh không tốt sẽ gây nên viêm nhiễm đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn ngược dòng và làm tăng nguy cơ sỏi thận khi mang thai.
1.5. Do rối loạn khả năng hấp thụ canxi
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xử lý canxi kém hiệu quả, mà việc thừa hoặc thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận.
Tìm hiểu thêm: Giáng sinh ấm áp tình thân – Thu Cúc tặng mẹ 30% dịch vụ thai sản trọn gói
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xử lý canxi kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận (ảnh minh họa)
2. Bị sỏi thận khi mang thai phải làm sao?
Việc điều trị sỏi thận có nhiều phương pháp tán sỏi không xâm lấn và ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser, tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser hay tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser…
Tuy nhiên, quá trình này không được chỉ định dành cho thai phụ vì lo ngại ảnh hưởng của sóng tới bào thai.
Đối với trường hợp mẹ bầu mang thai các bác sĩ thường khuyên mẹ nên đợi sinh con xong thì điều trị sỏi thận vì sỏi không đe dọa sự phát triển của thai nhi. Nhưng sỏi thận có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe nên mẹ nên đi kiểm tra thường xuyên để được bác sĩ tư vấn cụ thể tình trạng sỏi của mình và có biện pháp hạn chế sự phát triển của sỏi.
3. Phòng ngừa sỏi thận khi mang thai bằng cách nào?
Để hạn chế sự hình thành sỏi thận khi mang thai cần lưu ý một số điều sau:
>>>>>Xem thêm: Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa sỏi thận hiệu quả
3.1. Bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ
Mẹ bầu thường được khuyên bổ sung canxi trong thời kỳ mang thai, tuy nhiên việc bổ sung liều lượng như thế nào các mẹ bầu cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Mẹ bầu cần bổ sung đủ nước và tránh nhịn tiểu để hạn chế sự hình thành sỏi thận.
3.3. Vệ sinh đường tiểu sạch sẽ
Vệ sinh đường tiểu đúng cách sẽ hạn chế sự viêm, nhiễm đường tiết niệu để tránh nguy cơ gây sỏi.