Bị sụp mí lâu năm, chớ coi thường!

Sụp mí lâu năm là hiện tượng mí mắt trên bị kéo xuống nằm thấp hơn so với vị trí bình thường. Sụp mí vừa làm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của người mắc lại vừa làm ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như một số chức năng khác, nhất là những người bị lâu năm. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vây nên không nên coi thường, bỏ qua bệnh mà không chữa trị.

1.Bệnh sụp mí và những thông tin liên quan

1.1. Sụp mí lâu năm có nguyên nhân là gì?

Bệnh sụp mí nhất là sụp mí đã lâu có thể không gây mù lòa nhưng làm giảm tầm nhìn khi bệnh đã ở mức độ nặng. Bên cạnh đó bệnh còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho người mắc là làm suy giảm chức năng thị giác ở trẻ em.

Với một đôi mắt bình thường khỏe mạnh, mí mắt sẽ phải ở phái trên rìa giác mạc, tức phần ranh giới của lòng đen và lòng trắng. Nếu mí mắt bị sụp xuống quá giới hạn này thì được gọi là sụp mí.

Bị sụp mí lâu năm, chớ coi thường!

Nhiều trường hợp sụp mí do nguyên nhân bẩm sinh

Có những nguyên nhân gây ra bệnh sụp mí đó là:

– Sụp mí do nguyên nhân di truyền của gia đình

Hiện tượng sụp mí bẩm sinh xuất hiện không hề hiếm. Có nhiều trường hợp bé vừa sinh ra một thời gian ngắn đã phát hiện được mắc sụp mí. Những cũng có nhiều trường hợp khi bé không phát hiện được mà lớn lên mới thấy rõ là mí bị sụp.

Với những người bị sụp mí do trong gia đình có người bị sụp mí thì có thể là do gen. Nhưng cũng có người không bị sụp mí bẩm sinh trong khi gia đình không có ai bị bệnh này. Cả hai trường hợp này đều được coi là hiện tượng khiếm khuyết về mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực một cách lâu dài.

– Bị sụp mí do nguyên nhân tuổi tác bị lão hóa

Thông thường cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu lão hóa khi bước sang tuổi 50, các cơ và da cũng sẽ không còn giữ được độ đàn hồi như khi còn trẻ. Cơ nâng mí và vùng da mi mắt cũng vậy, theo thời gian sẽ bị yếu và trùng xuống, che mất một phần nhãn cầu. Mức độ lão hóa càng lớn thì khả năng che phủ mắt càng nhiều, nhất là đối với những người bị béo phì hoặc da bị khô.

Sự suy giảm trương lực cơ mi do thiếu collagen khi về già chính là nguyên nhân chính khiến cho mí mắt bị sụp xuống mặc dù hồi trẻ không bị hiện tượng này. Nếu người cao tuổi biết chăm sóc làn da từ sớm như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, uống bổ sung collagen và có các bài tập bổ trợ vùng da mắt thì có thể kéo dài thời gian mắc bệnh sụp mí do tuổi tác.

– Do phẫu thuật xâm lấn gây ra sụp mí
Trong xã hội hiện nay, việc phẫu thuật thẩm mỹ không còn quá xa lạ, nhất là phẫu thuật nhấn mí, cắt mí mắt. Đôi mắt được ví như cửa sổ tâm hồn nên chị em nào cũng mong muốn tìm kiếm cho mình một đôi mắt đẹp hơn thông qua phương pháp phẫu thuật.

Tuy nhiên, cũng có một số người không may mắn gặp thất bại trong quá trình phẫu thuật mí mắt khiến cho đôi mắt bị sụp mí. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra việc phẫu thuật thẩm mỹ bị thất bại như do tay nghề bác sĩ, do cơ địa bệnh nhân, do biến chứng sau phẫu thuật hay do quá trình chăm sóc mắt không cẩn thận, v…v… Khi đã bị tổn thương đến cơ và da vùng mí mắt thì có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ bị sụp mí, gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của khuôn mặt.

1.2. Những hậu quả của bệnh sụp mí lâu năm

Cách phát hiện sụp mí mắt đó là khi mi trên lấn quá 1/5 phần đường kính lòng đen (giác mạc) mắt theo chiều ngang.

Đối với trẻ em bị sụp mí cần được phát hiện và đưa đi khám và điều trị sớm. Nếu để lâu có thể gây ra nhược thị do tầm nhìn mắt bị che khuất. Trẻ cũng có thể bị lác hoặc giảm thị lực, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của các bé.

Bị sụp mí lâu năm, chớ coi thường!

Trẻ bị sụp mí cần đưa đi chữa trị sớm

Đối với những người bị mắc bệnh sụp mí lâu năm là không chữa trị, muốn nhìn được buộc phải nhướn mắt và ngửa cổ lên do tầm nhìn bị che khuất. Lâu dần, động tác này sẽ làm cho khớp cổ, vai, gáy bị ảnh hưởng, thậm chí có thể làm xấu dáng của người mắc.

Sụp mí cũng là có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác như liệt dây thần kinh, nhược cơ… nếu chủ quan mà không đi khám và phát hiện kịp thời có thể để lại hậu quả nặng nề sau này.

Vậy khi nào chúng ta cần phải đi điều trị bệnh sụp mí?

Đầu tiên chúng ta cần xác định những nguyên nhân gây nên sụp mí là gì. Nếu sụp mí là triệu chứng của các bệnh lý khác thì cần điều trị dứt điểm bệnh và theo dõi khả năng cải thiện của mí. Nếu mí không cải thiện thì cần tính đến những phương án khác.

Đặc biệt đối với trẻ em, việc điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bảo vệ đôi mắt trẻ không bị tật nhược thị, nhất là đối với những trẻ đã sụp mí ở độ 3, 4.

2. Cách điều trị bệnh sụp mí

Bệnh này cần tìm nguyên nhân trước rồi mới nên điều trị thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Đối với trẻ em cần xử trí bệnh càng sớm càng tốt, không nên kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của trẻ và có nguy cơ dẫn đến nhược thị. Thông thường sẽ có những cách điều trị nhược thị như sau tùy vào nguyên nhân gây bệnh:

Bị sụp mí lâu năm, chớ coi thường!

Điều trị sụp mí tùy theo nguyên nhân gây bệnh là gì

– Sử dụng thuốc để tra mắt trong trường hợp mắt sụp mí do hậu quả của những bệnh như đau măt, viêm bờ mi. Tuy nhiên việc dùng thuốc nào, liều lượng ra sao còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Người bệnh cần phải đi khám để được chỉ định đơn thuốc chính xác.

– Để ý chăm sóc đôi mắt thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp để mắt mệt mỏi do làm việc với cường độ cao và ăn uống không khoa học khiến cho đôi mắt bị sụp mí. Khi đó người bệnh cần phải dành thời gian cho đôi mắt được thư giãn, nghỉ ngơi.

– Dùng phương pháp phẫu thuật để chữa sụp mí

Đối với những trường hợp bị sụp mí do gen hoặc do bẩm sinh thì có thể cần phẫu thuật để điều trị bệnh. Việc phẫu thuật có thể khắc phục tình trạng một cách khá hiệu quả.

Cách phẫu thuật được mô tả như sau: Bác sĩ thực hiện một đường rạch nhỏ tại mí trên, sau đó kéo một phần cơ mí mắt lên trên trán bằng các vật liệu y học. Nhờ vậy, mí mắt bị sụp sẽ được kéo lên trên tương xứng ở cả hai bên. Đây là loại phẫu thuật có liên quan đến tính thẩm mỹ nên cần đến bác sĩ có tay nghề cao.

– Sau khi mổ cần chăm sóc mắt thế nào? Người bệnh cần thường xuyên thay băng và tra thuốc theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Để mắt nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục hơn.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh sụp mí lâu năm và cách điều trị bệnh, hi vọng sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nguồn bài viết: Benhvienthucuc.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *