Bị suy thận khi mang thai là hiện tượng chức năng của thận bị ảnh hưởng, kém trong việc bài tiết nước hoặc các chất thải từ máu. Đây là một trong những chứng bệnh có tỷ lệ mắc cao, chiếm 25% thai phụ và nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Do vậy các mẹ cần chú ý để điều trị kịp thời.
Bạn đang đọc: Bị suy thận khi mang thai: Nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu
1. Nguyên nhân gây ra suy thận
Theo các chuyên gia sản khoa, bệnh suy thận thường gây ra bởi ba nguyên nhân chính.
1.1 Mất máu nhiều gây ra suy thận khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bị nôn mửa, ốm nghén nặng. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên làm mất nhiều nước trong cơ thể dẫn đến lọc cầu thận giảm và suy thận là không thể tránh khỏi.
- Nôn mửa thường xuyên làm mẹ bầu mất nhiều nước dẫn đến lọc cầu thận giảm và suy thận
Thêm vào đó, mất máu là tác nhân chủ yếu gây hiện tượng tụt huyết áp và suy thận cấp ở thai phụ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau là mẹ bầu bị mất máu, chẳng hạn như rối loạn đông máu, vỡ tử cung,… mà không được bù máu ngay. Sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa cũng là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng mất máu, giảm khối lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên lý do này chiếm tỷ lệ không đáng kể ở phụ nữ mang thai mắc phải.
1.2 Viêm đường tiết niệu
Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận ở mẹ bầu. Bởi khi mang thai, mẹ phải đối mặt với nhiều tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Một trong số đó là khi thai nhi phát triển vô tình tạo sức ép lên bàng quang, làm niệu quản giãn nở tạo điều kiện vi khuẩn tấn công dễ dàng. Cùng với đó còn làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Hậu quả là việc lọc cầu thận suy giảm, tăng nguy cơ bị suy thận của các mẹ bầu.
Khi các chị em mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ làm giảm quá trình tưới máu thận, thậm chí gây ra hoại tử ống thận trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập quá nặng nề. Với trường hợp bị suy thận do viêm đường tiết niệu này, phụ nữ thường có biểu hiện sốt cao, đau rát khi tiểu và tiểu ra máu.
1.3 Bị huyết khối vi mạch thận
Nguyên nhân thứ 3 này được đánh giá là nghiêm trọng hơn các nguyên nhân trên. Huyết khối vi mạch thân là chứng tán huyết tăng ure máu, hội chứng HELLP (Tán huyết-hemolysis, tăng men gan-elevated liver enzymes và giảm tiểu cầu-low platelet) và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Các bệnh lý này thường xuất hiện cùng với các bệnh như tiền sản giật, sản giật, nguy cơ suy thận tăng cao.
Ngoài ra, tắc mạch ối cũng có thể gây ra suy thận tuần hoàn. Hội chứng đông máu nội quản, tổn thương bánh nhau, tử cung cũng được coi là các nguyên nhân gây suy thận ở phụ nữ trong quá trình mang thai.
2. Dấu hiệu suy thận thường gặp ở mẹ bầu
Bệnh suy thận sẽ có những dấu hiệu khá đặc trưng mà các mẹ bầu dễ dàng nhận biết được khi mắc bệnh.
2.1 Lượng nước tiểu giảm rõ rệt
Khi bị suy thận đồng nghĩa với chức năng bài tiết nước tiểu và lọc máu của thận cũng suy giảm. Các chị em thấy đi tiểu ít hơn hẳn so với trước khi mang thai, thậm chí có một vài trường hợp mẹ còn bị vô niệu.
2.2 Phù nề cơ thể là dấu hiệu của suy thận khi mang thai
Các chất thải cũng như nước tiểu gặp tình trạng không bài tiết được ra ngoài, ứ đọng ở trong hệ tiết niệu do thận bị suy giảm chức năng. Hiện tượng này gây ra tình trạng phù nề ở các mẹ đặc biệt ở bắp chân, bàn chân.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến cho nam giới
- Phù nề ở bắp chân, bàn chân là triệu chứng thường gặp ở mẹ bị suy thận khi mang thai
2.3 Các chỉ số bất thường
Bị suy thận sẽ khiến cho lượng hồng cầu trong máu giảm, đồng thời nồng độ ure và creatinin trong máu tăng. Do đó, khi đi xét nghiệm máu cho ra kết quả khác thường trong các chỉ số, khả năng cao chị em đang mắc suy thận.
2.4 Có hiện tượng tiêu chảy
Đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn nhất bởi các mẹ hay nhầm với bệnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn,… Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý đây cũng là một trong triệu chứng do suy thận gây nên.
2.5 Suy thận khi mang thai làm mẹ bị khó thở, đau đầu, đau bụng
Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng đây là hiện tượng thai nghén gây nên, không đi khám bác sĩ khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Chức năng thận giảm đồng nghĩa mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, khó thở và buồn nôn.
3. Suy thận khi mang thai có nguy hiểm không?
Trong quá trình mang bầu, bệnh suy thận rất có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, chẳng hạn như: nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, các bệnh huyết áp, một vài trường hợp bị sảy thai, hoặc sinh non….
Với các chị em có tiền sử mắc bệnh thận từ trước cần cân nhắc kỹ trước khi mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo rằng có thể mang thai được khi suy thận ở giai đoạn I, II và cần phải thực hiện theo dõi chặt chẽ. Còn với bệnh nhân cuối giai đoạn II thì không nên mang thai để tránh trường hợp xấu xảy ra.
4. Cách điều trị suy thận trong quá trình thai nghén
Suy thận là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại thường xảy ra ở các mẹ bầu nên thực hiện đúng các lời khuyên sau:
– Mẹ bầu nên thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành riêng cho bản thân đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ. Bác sĩ khuyên nên ăn nhạt, uống nhiều nước lọc để duy trì sức khỏe, không gây hại đến thận. Ngoài ra một số bà bầu nên từ bỏ thói quen nhịn tiểu, ngồi một chỗ cả ngày để đảm bảo các chức năng hoạt động của thận.
>>>>>Xem thêm: “Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
- Các mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc và ăn nhạt để phòng ngừa suy thận
– Khám thai định kỳ kèm theo đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh kịp thời. Nếu các mẹ phát hiện ra những triệu chứng khác thường đặc biệt là tiểu buốt phải đi khám ngay vì không chỉ là dấu hiệu của bệnh suy thận mà còn là của bệnh lý nguy hiểm khác nữa.
– Trường hợp phụ nữ đã mắc bệnh trong khi mang thai cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ điều trị. Với trường hợp nặng, có thể bác sĩ khuyên mẹ cần chấm dứt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sinh con được an toàn, tránh việc sinh ra bị dị tật.
Suy thận ở các mẹ bầu là hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và em bé. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích được cho các chị em phòng ngừa và điều trị hiệu quả để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.